Dư địa lớn nhất của tăng trưởng vẫn là cải cách thể chế

Diendandoanhnghiep.vn Nếu chừng nào chúng ta còn hài lòng với thể chế trung bình thì không thể vượt khỏi bẫy thu nhập trung bình - Đây là quan điểm của TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI.

p/Hội thảo công bố báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết 02 năm 2019 và nghị quyết 35 năm 2016 của Chính phủ, góc nhìn từ doanh nghiệp do VCCI tổ chức đã khẳng định: Việt Nam phải vượt ít nhất 42 bậc nữa về môi trường kinh doanh để có thể bước vào nhóm 4 ASEAN .

Hội thảo công bố báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết 02 năm 2019 và nghị quyết 35 năm 2016 của Chính phủ, góc nhìn từ doanh nghiệp do VCCI tổ chức đã khẳng định: Việt Nam phải vượt ít nhất 42 bậc nữa về môi trường kinh doanh để có thể bước vào nhóm 4 ASEAN .

Trải qua 5 năm thực hiện Nghị quyết 19 về cải thiện môi trường kinh doanh vẫn còn hàng loạt vấn đề cần đặt ra. Làm thế nào để môi trường kinh doanh Việt Nam có thể bước vào nhóm 4 ASEAN? Làm thế nào để doanh nghiệp là đối tượng thực sự cảm nhận được cải cách? Làm thế nào để quá trình cải cách giảm điều kiện kinh doanh là cải cách chứ không phải là cải thiện?

Một nửa doanh nghiệp phải xin “giấy phép con”

Thựt tế, từ 2014 đến 2018, Chính phủ đã rất nỗ lực trong việc cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh. Chỉ trong 5 năm, Việt Nam đã tăng 30 bậc về năng lực cạnh tranh. Nhưng như nhận định của nhiều chuyên gia thì Việt Nam mới chỉ tiến bộ hơn so với chính mình.

  Phải chăng người dân và doanh nghiệp thì sốt ruột nhưng thể chế đang còn đủng đỉnh? Đây là vấn đề được đặt ra tại hội thảo công bố báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết 02/2019 và nghị quyết 35 năm 2016 của Chính phủ.

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam khẳng định trong năm 2018, hầu hết các bộ đều đã ban hành được Nghị định về cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mình quản lý. Các điều kiện đầu tư kinh doanh được cắt giảm, đơn giản hoá của nhiều bộ vượt mức 50%.
Những nỗ lực này, theo ông Tuấn đã mang lại hiệu quả khá tích cực và được các doanh nghiệp phản ánh ngay qua các kết quả điều tra. Nếu như năm 2017 có 58% doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh có điều kiện thì năm 2018 đã giảm xuống chỉ còn 48%. Tỷ lệ doanh nghiệp cho biết họ gặp khó khăn khi xin giấy phép cũng giảm từ 42% xuống còn 34%.

Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận thì với 48% doanh nghiệp phải xin giấy phép kinh doanh vẫn ở mức cao. Vì nếu nhân con số này với hơn 714 nghìn doanh nghiệp hiện nay thì tức là có đến gần 350 nghìn doanh nghiệp vẫn phải xin một loại giấy phép con nào đó”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Đáng nói, trong năm 2019 nhiều bộ ngành khác có vẻ như không muốn tiếp tục thực hiện nhiệm vụ này vì đã làm ở đợt cắt giảm năm 2018. Trong những bộ có tiếp tục rà soát thì mức độ cắt giảm cũng không được mạnh mẽ như năm trước.

Không dừng lại ở đó, với các Danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, nhiều ngành nghề không nên xác định là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện vẫn tiếp tục được giữ lại. "Ví như ngành nghề “xuất khẩu gạo”; “Kinh doanh dịch vụ đóng mới, hoán cải, sửa chữa tàu biển”; “Kinh doanh dịch vụ sản xuất, phát hành và phổ biến phim...”, ông Tuấn nói.

Vẫn còn nhiều dư địa cải cách

Sự chững lại của cải cách cũng được nhóm nghiên cứu của VCCI đề cập tại báo cáo đầy đủ. Cụ thể, trong 13 báo cáo Doing Business, từ 2009 đến 2020, Việt Nam có 33 cải cách được ghi nhận. Trong đó, hai năm có nhiều cải cách nhất là Doing Business 2016 và Doing Business 2018 với 5 cải cách mỗi năm. Hai năm trở lại đây, số lượng cải cách được ghi nhận giảm xuống chỉ còn 3 cải cách năm của Doing Business 2019. Năm nay, Doing Business 2020 tiếp tục ghi nhận cải cách duy nhất của Việt Nam ở lĩnh vực nộp thuế và tiếp cận tín dụng.

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực cải thiện nhưng dường như doanh nghiệp vẫn chưa được thụ hưởng kết quả mà quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh mang lại. Nói như ông Bùi Văn Khắng, Phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh: “Đối với doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc tiếp cận đất đai vô cùng khó. Các chính sách liên quan đến đất đai tồn tại trong các như Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng còn nhiều chồng chéo, làm khó doanh nghiệp”.

Nhiều doanh nghiệp phản ánh còn nhiều điểm xung đột, chồng chéo và không thống nhất về điều kiện vốn tối thiểu của chủ đầu tư giữa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Đất đai; không tương thích về quyền cho thuê tài sản gắn liền với đất trong trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm giữa Luật Đất đai và Bộ luật Dân sự; khác nhau về trình tự, thủ tục đầu tư dự án quy mô 5.000 tỷ đồng trở lên giữa Luật Đầu tư, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp và Luật Xây dựng; không thống nhất về lựa chọn nhà thầu thẩm tra thiết kế, dự toán giữa Luật Xây dựng và Luật Đấu thầu...

Ông Đỗ Viết Chiến, Tổng Thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam đã dẫn ví dụ cụ thể: Theo phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp, dù Luật Đất đai 2013 được sửa đổi nhưng còn chồng chéo các Luật: Đầu tư, Đấu thầu, Kinh doanh… gây khó cho các doanh nghiệp. Như quy định về Quy hoạch sử dụng cấp đất đai tỉnh có kỳ hạn 5 năm, huyện là 1 năm, trong khi kế hoạch của chủ đầu tư mất nhiều thời gian, có khi dự án chưa được thông qua đã phải điều chỉnh. Tương tự, quy định về điều kiện chuyển nhượng các dự án, pháp luật về nhà ở thì tổ chức nhận chuyển nhượng phải có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước, nhưng pháp luật về đất đai lại quy định phải có đất mới được chấp thuận đầu tư.

Các chuyên gia cho rằng, những xung đột này sẽ khiến doanh nghiệp phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính trùng lặp, đi lại mất nhiều thời gian, nộp nhiều loại hồ sơ giống nhau cho các cơ quan nhà nước khác nhau khiến chi phí tốn kém. Đặc biệt, trong quá trình thực thi, doanh nghiệp phải tiếp nhiều đoàn thanh kiểm tra, mà nhiều doanh nghiệp cho biết “kiểu gì cũng sai”… dẫn đến rủi ro cao về vi phạm pháp luật.

Nhiều chuyên gia khẳng định, chi phí tuân thủ pháp luật và các điều kiện kinh doanh đều do hoạt động lập pháp, lập quy đẻ ra. Vì vậy, cải tiến quy trình lập pháp, xác lập kỷ luật cho việc đề ra các quy phạm, các điều kiện kinh doanh là rất cần thiết.

Đồng thời, Chính phủ, các Bộ, ban ngành cần quyết liệt hơn cho “khai tử” hệ thống giấy phép con, giảm mệnh lệnh hành chính ảnh hưởng đến quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Những thủ tục xác nhận ngành nghề kinh doanh, buộc doanh nghiệp phải thông báo thay đổi ngành nghề kinh doanh, hay buộc doanh nghiệp ghi ngành nghề kinh doanh trong điều lệ doanh nghiệp nên xem xét bỏ để đảm bảo quyền tự do kinh doanh đúng tinh thần của Luật Doanh nghiệp 2014.

Đặc biệt, cần tăng cường hoạt động tuyên truyền pháp luật cho các chủ thể kinh doanh để họ có thể nắm bắt đầy đủ các quyền năng của mình. Sự hiểu biết của các chủ thể kinh doanh sẽ giúp họ chủ động tuân thủ pháp luật khi kinh doanh và phòng tránh các rủi ro pháp lý. Điều đó sẽ thúc đẩy doanh nghiệp phát triển góp phần vào xây dựng kinh tế đất nước.

TS Nguyễn Đình Cung, Nguyên Viện trương Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương: Cần một cơ quan độc lập trong xây dựng chính sách:
Cần cơ quan độc lập xây dựng chính sách

Quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh ở thời điểm hiện tại đang chững lại, mô hình Tổ công tác của thủ tướng về cắt giảm điều kiện kinh doanh không thành công.

Đáng nói, mô hình các Tổ công tác về cắt giảm điều kiện kinh doanh hiện nay không thành công bởi quy định. Thủ tướng chỉ bổ nhiệm phải là Thứ trưởng trở nên. Còn các Tổ công tác trong Bộ hoặc giữa các Bộ với nhau là do Bộ trưởng bổ nhiệm. Mà cái gì cũng qua Bộ trưởng cũng trở nên bị méo mó nhiều. Nếu không thoát được quan điểm và cách xử lý hành chính như này thì khó có thành công như tổ thi hành luật doanh nghiệp.

Do đó, tôi cho rằng đã đến lúc Việt Nam có một cơ quan độc lập trong quá trình xây dựng chính sách. Cơ quan xây dựng chính sách và cơ quan thực thi pháp luật phải là hai cơ quan khác nhau chứ cứ giao cho các bộ soạn thảo chính sách như bây giờ thì việc cài cắm lợi ích là điều không thể tránh khỏi.

Ông Nguyễn Văn Hưng, Công ty TNHH YUSEN logistics Việt Nam:
Hệ thống một cửa còn nhiều hạn chế

Trong quá trình thực hiện, hệ thống một cửa quốc gia còn nhiều hạn chế, vướng mắc bởi phụ thuộc vào hệ thống công nghệ thông tin điện tử, do đó nhiều lúc doanh nghiệp gặp khó khăn trong khâu lấy mã vạch, lấy chip mã vạch, cập nhật thông tin.

Chính vì phụ thuộc quá nhiều vào cơ sở hạ tầng điện tử nên nhiều lúc nghẽn mạng, lỗi mạng thì doanh nghiệp có thể chờ mất từ một đến hai ngày để hoàn thiện được thủ tục. Thêm vào đó thời gian thông quan cũng chưa rút ngắn tối đa do các yêu cầu về kiểm tra chuyên ngành cũng như sự thiếu đồng bộ trong thủ tục thông quan.

 

Bà Hoàng Thị Lan Anh - Phó trưởng Ban thường trực, Ban Cải cách và Hiện đại hóa Tổng cục Thuế:
Ngành thuế luôn muốn kéo gần “khoảng cách” với doanh nghiệp

Thời gian qua, Bộ Tài chính đã phối hợp với các bộ, ngành triển khai nhiều giải pháp nhằm cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện ngày càng thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong việc phát triển sản xuất kinh doanh.

Về thể chế chính sách, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ để trình Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Quản lý thuế mới; trong đó có nhiều nội dung về cải cách thủ tục hành chính cả về thuế cũng như hải quan. Hai năm trở lại đây, số lượng cải cách được ghi nhận giảm xuống chỉ còn 3 cải cách năm của Doing Business 2019 và 2 cải cách trong Doing Business 2020. Lĩnh vực nộp thuế và tiếp cận tín dụng có nhiều biện pháp cải cách được ghi nhận nhất, 8 cải cách cho mỗi lĩnh vực.

Bộ Tài chính đã trình Chính phủ ban hành Nghị định 119 quy định về hoá đơn điện tử. Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư 68 (ngày 30/9/2019) hướng dẫn chi tiết về hóa đơn điện tử; đó là cơ sở quan trọng để cải cách trong việc sử dụng, quản lý hóa đơn, chứng từ. Những ý kiến của doanh nghiệp là đóng góp quan trọng để chúng tôi có thể lắng nghe, sửa đổi từ đó tiến gần hơn tới doanh nghiệp. Nhiều thủ tục như hoàn thuế vô cùng khó khăn, nhiều người khẳng định còn gian lận trong đó.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Dư địa lớn nhất của tăng trưởng vẫn là cải cách thể chế tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714414874 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714414874 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10