EVFTA: Bước ngoặt mới cho viễn thông Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn EVFTA chính thức có hiệu lực từ năm 2020 được cho là sẽ có tác động đáng kể đến tương lai ngành viễn thông Việt Nam.

Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - Châu Âu (EVFTA) là một hiệp định thế hệ mới giữa Việt Nam và 28 nước thành viên Liên minh Châu Âu (EU). Hiệp định đã được ký kết ngày 30/6/2019 sau một quá trình đàm phán kéo dài hơn 3 năm để chính thức có hiệu lực từ năm 2020.

Mở cửa mạnh trong 5 năm tới

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập thuộc VCCI cho biết, dưới tác động của việc thực thi các các kết trong EVFTA, ngành viễn thông sẽ đứng trước nhiều cơ hội đáng chú ý.

Theo đó, nhu cầu với dịch vụ viễn thông gia tăng theo sự tăng trưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, EVFTA dự kiến sẽ giúp GDP tăng thêm 2,18-3,25% trong giai đoạn 5 năm đầu có hiệu lực và khoảng 4,75-5,30% và 7,07-7,72% cho lần lượt các giai đoạn tiếp theo. Về xuất khẩu, dự kiến kim gạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng thêm khoảng 20% trong năm đầu tiên thực hiện EV FTA, 42,7 vào năm thứ 5, và khoảng khoảng 44,37% vài năm thứ 10.

Đồng thời, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập cũng khẳng định EVFTA được đánh giá là sẽ tạo ra một làn sóng cải cách mới về thể chế, đặc biệt trong các lĩnh vực có liên quan tới thủ tục hành chính và cơ chế quản lý kinh tế. EVFTA dự kiến sẽ tạo môi trường thông thoáng hơn cho các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực hiện đang có cơ chế quản lý phức tạp, trong đó có dịch vụ viễn thông.

EVFTA dự kiến sẽ tạo môi trường thông thoáng hơn cho các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực hiện đang có cơ chế quản lý phức tạp, trong đó có dịch vụ viễn thông.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, VCCI cho biết, EVFTA dự kiến sẽ tạo môi trường thông thoáng hơn cho các lĩnh vực kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực hiện đang có cơ chế quản lý phức tạp, trong đó có dịch vụ viễn thông.

Ngoài ra, trong EVFTA có cam kết sẽ mở cửa thị trường các dịch vụ cho các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam ở mức cao so với các đối tác khác. Cùng với đó, dự kiến về nhu cầu tăng trưởng của các dịch vụ viễn thông ở EU, đặc biệt là các thị trường trung bình, là cơ hội đáng kể cho các nhà viễn thông ở Việt Nam.

Bên cạnh đó, dịch vụ viễn thông là một trong những ngành dịch vụ mà EU, đặc biệt là các thành viên phát triển nhất trong EU có thế mạnh.

Trong EVFTA, Việt Nam hầu như mới chỉ mở cửa dịch vụ viễn thông theo các điều kiện ràng buộc về hợp tác, liên doanh giữa nhà cung cấp dịch vụ tài chính EU và Việt Nam. Đây là sức ép cho các nhà cung cấp dịch vụ EU và là cơ hội cho các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam hợp tác với họ, qua đó học hỏi các đối tác này, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của mình”, bà Trang nhấn mạnh.

Nhưng còn nhiều thách thức

Theo bà Trang, từ góc độ tác động trực tiếp, EVFTA dự kiến sẽ không mang lại tác động nào quá đáng kể cho cho doanh nghiệp dịch vụ viễn thông Việt Nam nhưng trong bối cảnh hội nhập nói chung, ngành dịch vụ viễn thông được xem là phải đối mặt với nhiều thách thức.

Thách thức trước tiên, là áp lực cạnh tranh từ các nhà cung ứng dịch vụ viễn thông nước ngoài trên thị trường Việt Nam ngày càng lớn.

Áp lực này chủ yếu xuất phát từ việc Việt Nam mở cửa mạnh nền kinh tế theo các FTA khiến thương mại-đầu tư và hoạt động xuất nhập khẩu sôi động. Từ đó, tạo ra thị trường hấp dẫn thu hút sự tham gia của các nhà dịch vụ viễn thông nước ngoài tại Việt Nam, dẫn tới sức ép cạnh tranh với các doanh nghiệp Việt Nam.

Thách thức tiếp theo là yêu cầu của khách hàng với các dịch vụ viễn thông ngày càng cao, không chỉ dừng lại ở giá mà đòi hỏi phong phú về chất lượng, dịch vụ. Trong bối cảnh này, các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam bị đặt trong thế bị buộc phải đưa ra các dịch vụ tốt hơn, an toàn hơn, với giá cả hợp lý hơn để thu hút khác hàng.

Khi EVFTA có hiệu lực, các nhà đầu tư EU sẽ tập trung quan tâm tới nội dung số, chuyển đổi số, cung cấp các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đây mới là thách thức với doanh nghiệp trong nước.

Nhiều chuyên gia khẳng định khi EVFTA có hiệu lực, các nhà đầu tư EU sẽ tập trung quan tâm tới nội dung số, chuyển đổi số, cung cấp các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đây mới là thách thức với doanh nghiệp trong nước.

Thách thức nữa đến từ việc ứng dụng công nghệ trong các dịch vụ tài chính đặt ra các thách thức trong bảo mật thông tin, quản trị và bảo vệ an toàn dữ liệu thông tin.

Đồng quan điểm, ông Vũ Thế Bình – Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam nhận định, thời gian qua, thị trường viễn thông và internet Việt Nam có mức độ cạnh tranh rất lớn, giá dịch vụ giảm. Khi EVFTA có hiệu lực, các nhà đầu tư EU sẽ tập trung quan tâm tới nội dung số, chuyển đổi số, cung cấp các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đây mới là thách thức với doanh nghiệp trong nước.

Mặt khác, theo ông Bình, trên thực tế, doanh nghiệp viễn thông Việt Nam đang có sự dịch chuyển phù hợp khi chú trọng chuyển đổi số, gia tăng hàm lượng công nghệ thông tin vào phục vụ thị trường. Cùng với đó, rào cản về giấy phép kinh doanh dịch vụ, mặc dù đã thông thoáng hơn, nhưng để cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp trong nước phải quan tâm, chú trọng nhiều hơn tới vấn đề chất lượng, an toàn, an ninh, bảo mật đối với dịch vụ viễn thông để thu hút, giữ chân khách hàng.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì?

Viễn thông là ngành nhạy cảm, vì vậy, theo khuyến nghị của Trung tâm WTO và Hội nhập, các cơ chế quản lý với hoạt động kinh doanh với ngành này cũng được thiết kế với nhiều yêu cầu ràng buộc riêng, và chặt hơn so với nhiều ngành nghề khác. Hơn nữa, ngành nghề này cũng có nhiều đặc thù trong cạnh tranh, do đó, cơ chế quản lý cũng bao gồm nhiều hạn chế nhằm đảo bảo khả năng tiếp cận hạ tầng viễn thông và đảm bảo cạnh tranh trên thị trường.

Tuy nhiên, càng nhiều các cơ chế quản lý ràng buộc thì nguy cơ lạm dụng, gây cản trở quyền tự do kinh doanh lại phát triển càng lớn. Ngoài ra, ngay cả với các biện pháp quản lý cần thiết, các bất cập, vướng mắc về thủ tục hành chính vẫn luôn là các nguy cơ lớn.

Do đó, từ góc độ chính sách, bà Trang đưa ra khuyến nghị doanh nghiệp viễn thông cần chú ý tham gia hoạt động chính sách, cùng nhà nước xây dựng các cơ chế quản lý phù hợp với mong muốn của mình.

Từ góc độ cạnh tranh, để vượt qua các thách thức của EV FTA, đồng thời tận dụng nó làm động lực để phát triển, bà Trang cho rằng giải pháp bền vững là nâng cao năng lực cạnh tranh.

Với lĩnh vực viễn thông, EV FTA có cam kết mở cửa thị trường chia làm hai nhóm: Dịch vụ viễn thông cơ bản và dịch vụ gia tăng. Với hai nhóm dịch vụ này cũng chia theo hai phương thức cung cấp là: Có hạ tầng mạng và không có hạ tầng mạng. Từ nguyên tắc này đã chia thành 4 nhóm cam kết trong EV FTA.

Cụ thể, với các dịch vụ cung cấp qua biên giới cho khách hàng tại Việt Nam, nhóm dịch vụ hữu tuyến và di động mặt đất, các nhà cung cấp dịch vụ từ EU được cung cấp dịch vụ không hạn chế, nhưng phải thông qua thỏa thuận thương mại với một tổ chức được thành lập ở Việt Nam và cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông quốc tế.

Với dịch vụ viễn thông vệ tinh, các nhà cung cấp dịch vụ từ EU phải thông qua thỏa thuận thương mại với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông vệ tinh quốc tế Việt Nam được cấp phép, trừ trường hợp dịch vụ viễn thông vệ tinh cung cấp qua biên giới cho các khách hàng đáp ứng yêu cầu như: Khách hàng kinh doanh ngoài biển, các chính phủ, các nhà cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng, các đài phát thanh và truyền hình, các văn phòng đại diện chính thức của các tổ chức quốc tế, các cơ quan đại diện ngoại giao và lãnh sự, các khu phát triển phần mềm và khu công nghệ cao, các công ty đa quốc gia. Và các đơn vị này đã được cấp phép sử dụng trạm vệ tinh mặt đất.

Đối với dịch vụ mạng riêng ảo (VPN) và dịch vụ viễn thông cơ bản khác, cam kết của Việt Nam cũng được chia theo hai phương thức. Với phương thức cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng, EV FTA cho phép các doanh nghiệp EU được liên doanh với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam, trong đó vốn nước ngoài đến 70%. Nhưng sau 5 năm kể từ khi EV FTA có hiệu lực, vốn nước ngoài được cấp phép mở hơn - tới 75%; Với phương thức có hạ tầng mạng, Việt Nam cam kết doanh nghiệp EU được liên doanh với nhà cung cấp dịch vụ viễn thông được cấp phép tại Việt Nam, phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 49% vốn pháp định.

Đối với nhóm các dịch vụ giá trị gia tăng EV FTA có cam kết mở hơn. Ví dụ, dịch vụ truy nhập Internet, hay dịch vụ giá trị gia tăng không có hạ tầng mạng, sau 5 năm EV FTA có hiệu lực, doanh nghiệp có vốn nước ngoài từ EU được phép đầu tư tới 100% vốn. Với nhóm dịch vụ giá trị gia tăng có hạ tầng mạng, sau 5 năm EV FTA có hiệu lực, các doanh nghiệp từ EU có thể góp vốn tới 65% vào các liên doanh ở Việt Nam.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết EVFTA: Bước ngoặt mới cho viễn thông Việt Nam tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714378998 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714378998 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10