Gia tăng bán hàng xuyên biên giới bằng một chú nhấp chuột

Diendandoanhnghiep.vn Có 85% doanh nghiệp đăng ký tham gia bán hàng trên Amazon, trong đó 60% doanh thu của Amazon đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là một sân chơi không chỉ dành riêng cho những ông lớn.

>>Chuyển đổi số quốc gia: Thanh lọc mạng cần một chiến lược dài hơi

Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số đang trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử (TMĐT) lớn nhất thế giới với 20%/năm và được đánh giá là một nền kinh tế còn non trẻ dễ tiếp cận công nghệ mới. Với giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam bán hàng trên Amazon tăng 45% trong năm 2022, trung bình cứ 1 phút có 17 sản phẩm của Việt Nam được bán ra thị trường quốc tế. Doanh thu bán lẻ xuyên biên giới (B2C) của Việt Nam, dự kiến đạt 256,1 tỉ đồng (11,1 tỉ USD vào năm 2026).

Bà Đỗ Hồng Hạnh - GĐ Quan hệ đối tác chiến lược của Amazon Global Selling

Bà Đỗ Hồng Hạnh - GĐ Quan hệ đối tác chiến lược của Amazon Global Selling

Khi tham gia vào các hoạt động xuất khẩu thông qua thương mại điện tử sẽ có điều kiện tiếp cận với hàng chục quốc gia trên thế giới, được bảo bộ và xây dựng thương hiệu toàn cầu thông qua Amazon, tiếp cận trực tiếp đến hàng triệu khách hàng quốc tế.

Hiện nay, điều thuận lợi là các công cụ số hóa từ TMĐT xuyên biên giới cho phép doanh nghiệp hiểu được nhu cầu, hành vi của khách hàng quốc tế, xem được đánh giá, phản hồi, góp ý của khách hàng trên gian hàng của mình. Hiểu được khách hàng, doanh nghiệp có thể cải tiến sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và cách thức tiếp thị cho thương hiệu của mình. Và vì không qua trung gian nên việc xây dựng và hoàn chỉnh quy trình thay đổi sản phẩm và đáp ứng số lượng hàng mới ra thị trường quốc tế chỉ mất vài tháng thay vì cả năm. Biết cách kể câu chuyện sản phẩm bằng câu chuyện thương hiệu, doanh nghiệp sẽ có lợi thế cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Các sản phẩm doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chiếm thị phần lớn bán hàng xuyên biên giới qua thương mại điện tử

Các sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa đang chiếm thị phần lớn bán hàng xuyên biên giới qua TMĐT

Ưu thế của TMĐT là kết nối xuyên biên giới. Khi thực hiện xuất khẩu qua sàn thương mại này, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSME) cũng có được cơ hội cạnh tranh thương mại bình đẳng. khảo sát với 300 doanh nghiệp MSME ở Việt Nam của Amazon cho thấy, 86% trong số này cho rằng sẽ không đủ năng lực thực hiện hoạt động xuất khẩu nếu không có TMĐT. Bên cạnh đó, các MSME địa phương cũng đang hướng tới việc mở rộng thị trường đến các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật Bản và nhiều nước châu Âu trong vòng 5 năm tới.

Có 85% doanh nghiệp đăng ký tham gia bán hàng xuyên biên giới qua sàn TMĐT Amazon, trong đó 60% doanh thu của Amazon đến từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này cho thấy đây là một sân chơi không chỉ dành riêng cho những ông lớn và chúng ta cần có sự đầu tư nghiêm túc, bài bản và tập trung vào hoạt động này để đạt hiệu quả cao nhất.

>>Chuyển đổi số quốc gia - Kỳ 2: “Trung Quốc số” và khuyến nghị đối với Việt Nam

Tuy nhiên, một số khó khăn mà doanh nghiệp kinh doanh các mặt hàng nông sản thường gặp phải chính là sản phẩm phải tươi, có nhiều kích thước khác nhau, cồng kềnh lại bị hạn chế về thời gian sử dụng, thời gian vận chuyển khá dài và phải lưu kho chờ người đặt hàng. Vì vậy doanh nghiệp bán hàng sẽ phải tính toán đến các chi phí lưu kho, nghiên cứu điều kiện nhiệt độ ở nơi nhập khẩu để có các biện pháp bảo quản sao cho sản phẩm ngon và an toàn tới tay người tiêu dùng… Trước những khó khăn này, Trung tâm bán hàng trên Amazon có cung cấp các bộ tài liệu hướng dẫn xuất khẩu cho từng thị trường mà doanh nghiệp bán hàng Việt Nam có thể tham khảo.

Có nhiều quy chuẩn của sản phẩm và quy trình đóng gói để có thể bán hàng xuyên biên giới

Có nhiều chính sách hỗ trợ hơn về quy chuẩn của sản phẩm và quy trình đóng gói khi bán hàng xuyên biên giới qua TMĐT (Ảnh: Amazon)

Bên cạnh việc chủ động tham gia vào bán hàng xuyên biên giới qua một cú clich chuột doanh nghiệp nói chung không riêng gì nông sản sẽ còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc khác như: quá trình đăng ký làm đối tác của các sàn TMĐT quốc tế phải trải qua nhiều bước thẩm duyệt của chủ sàn với hàng loạt yêu cầu về sản phẩm. Trong đó, phải bảo đảm đáp ứng những yêu cầu khắt khe về nguồn gốc và tiêu chí chất lượng sản phẩm, chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm quốc tế; bao bì sản phẩm và quy cách đóng gói cũng phải theo tiêu chuẩn của các sàn TMĐT. Lên được sàn rồi, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục có chiến lược tiếp thị, quảng cáo và quản lý hàng hóa phù hợp…

Ngoài ra còn phải nghiên cứu thị trường sẽ được nhập khẩu, có hàng trăm sản phẩm nhưng được lựa chọn chỉ đếm trên đầu ngón tay và thậm chí phải tìm hiểu đến vài tháng, nhưng đổi lại sẽ được thương hiệu về mặt lâu dài.

Tuy nhiên, so với kinh doanh xuất khẩu truyền thống, kinh doanh bán hàng xuyên biên giới qua TMĐT có nhiều ưu thế hơn khi giải quyết các khía cạnh nói trên.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gia tăng bán hàng xuyên biên giới bằng một chú nhấp chuột tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714330077 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714330077 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10