Gia tăng kết nối, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo

Diendandoanhnghiep.vn Việc kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo sẽ góp phần hình thành những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng vùng miền theo hướng hiện đại, bền vững.

>>> Kết nối tiêu thụ sản phẩm miền núi qua nền tảng thương mại điện tử

>>> Lạng Sơn: Xúc tiến kết nối tiêu thụ sản phẩm Thạch đen

Vẫn còn những rào cản

Tiếp nối thành công của giai đoạn 2015-2020, nhằm tiếp tục thúc đẩy hoạt động thương mại tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025. Chương trình đã bước đầu hình thành những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng vùng miền theo hướng hiện đại, bền vững.

Các doanh nghiệp thảo luận về giải pháp gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

Các doanh nghiệp thảo luận về giải pháp gia tăng kênh tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

Tuy nhiên, tại nhiều địa phương trên cả nước, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của bà con vẫn còn hạn chế do địa bàn chia cắt, đi lại khó khăn. Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, sản lượng thấp và chất lượng mẫu mã là những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến việc kết nối, tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân vùng này.

Ông Trần Mạnh Chiến - CEO chuỗi cửa hàng Thực phẩm sạch Bác Tôm chia sẻ: “Hoạt động của doanh nghiệp hướng vào thị trường ngách và các sản phẩm phải chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. Khách hàng của chúng tôi là khách hàng trực tiếp đến mua sắm nên họ rất khó tính, chỉ cần một lỗi nhỏ thì khách hàng sẽ đóng góp ý kiến ngay lập tức. Vì vậy, chúng tôi cần phải có kiến thức thực tiễn, giám sát sản phẩm phải đảm bảo quy trình sản xuất thì mới đưa vào bán tại chuỗi cửa hàng. Bên cạnh đó, khâu chứng nhận sản phẩm là một khâu rất quan trọng. Hiện các chứng nhận sản phẩm đang thiếu và yếu. Khách hàng chủ yếu mua các sản phẩm có chứng nhận quốc tế. Do vậy, cần xây dựng các cơ quan chứng nhận có uy tín để các sản phẩm của Việt Nam được quan tâm nhiều hơn”.

Đồng quan điểm trên, theo ông Nguyễn Thế Anh - Giám đốc Trung tâm Kinh doanh phân phối, Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (VNPOST): Chúng tôi rất cần sự hỗ trợ từ các sở, ban, ngành liên quan trong vấn đề cập nhật các danh mục sản phẩm đạt tiêu chuẩn. Để có một sản phẩm OCOP là một chuyện nhưng để sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn sạch, rõ nguồn gốc thì khác. Về vấn đề này, thường các hộ sản xuất đang tự định vị sản phẩm rồi công bố chứ chưa có một cơ quan nào giúp họ đánh giá”.

Giới thiệu, kết nối các sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo với các nhà tiêu thụ

Giới thiệu, kết nối các sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo với các nhà tiêu thụ

Còn theo ông Nguyễn Lâm Thanh - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ TikTok Việt Nam chia sẻ: “Tiktok là nền tảng giải trí và có lượng người theo dõi rất lớn. Vì vậy, khi triển khai thêm mảng thương mại điện tử, chúng tôi đã nghĩ đến câu chuyện phải phát triển bền vững, trong đó có hàng hoá đặc sản vùng sâu, vùng xa sẽ là một câu chuyện mà nền tảng Tiktok phải quan tâm. Điều kiện cho các nhà bán hàng lên được Tiktok là phải chuẩn hoá được hàng hoá. Việc tiếp cận hàng hoá trên Tiktok rất dễ, bởi một phiên live có thể triệu người biết đến. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là các sản phẩm hàng hoá nông đặc sản của mình khá rẻ so với khối lượng. Do vậy, câu chuyện chi phí về logistics nếu như không được nhà nước hỗ trợ thì sẽ rất khó khăn”.

“Các tỉnh miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo về mặt nhà nước nên hỗ trợ chi phí vận chuyển từ các huyện xa về đến địa bàn tỉnh. Người tiêu dùng chỉ chịu chi phí của người dùng cuối. Như vậy, đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo mới có sức cạnh tranh với các cơ sở sản xuất ở trung tâm”, ông Thanh đề xuất.

Đẩy mạnh liên kết cung cầu

Mới đây, tại TP Hải Phòng, Bộ Công thương đã tổ chức hội nghị “Kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo”. Đây là hoạt động nhằm chia sẻ kinh nghiệm về các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn hoạt động sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo. Từ đó đề xuất các giải pháp hỗ trợ, chính sách khuyến khích, ưu đãi nhằm đẩy mạnh sản xuất, tiêu thụ những sản phẩm, mặt hàng là lợi thế của khu vực miền núi và hải đảo.

Theo bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), thời gian tới, cần đẩy mạnh kết nối cung cầu, thúc đẩy tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, có thế mạnh của địa phương phân phối tại các siêu thị lớn trong nước và xuất khẩu. Đồng thời, hình thành những chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm đặc trưng vùng miền theo hướng hiện đại, bền vững.

Ông Nguyễn Lâm Thanh - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ TikTok Việt Nam chia sẻ: “Theo tôi, tại vùng sâu vùng xa, vùng hải đảo có thể phối hợp tổ chức các chương trình chuyên giới thiệu về hàng hoá của các địa phương này để mọi người vừa du lịch qua màn ảnh nhỏ, vừa hỗ trợ bán hàng tại các khu vực này. Chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng các chương trình của Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để đồng hành, hỗ trợ khu vực vùng sâu, vùng xa…”.

Các đơn vị ký kết chương trình kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo

Các đơn vị ký kết chương trình kết nối sản xuất và tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo

Còn theo ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Sở Công thương Hải Phòng chia sẻ, thời gian qua, Sở Công thương thành phố đã phối hợp với các các cơ quan chức năng Trung ương, các tỉnh, thành phố trong cả nước triển khai nhiều chương trình xúc tiến thương mại quốc gia và địa phương. Trong đó, Sở tập trung tổ chức các hội chợ triển lãm, các chương trình kích cầu tiêu dùng, đưa hàng Việt về nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; tổ chức kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa các doanh nghiệp Hải Phòng với các doanh nghiệp của các tỉnh, thành phố trong cả nước… Cùng với đó, Sở đã hỗ trợ đưa sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng của TP Hải Phòng và các địa phương như: Hà Nội, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Nghệ An, Hải Dương, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bắc Kạn, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Kon Tum, Tây Ninh... vào tiêu thụ tại hệ thống các siêu thị, chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn thành phố và ngược lại…

Được biết, hướng tới mục tiêu tổng thể của Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025, đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo đạt mức tăng trưởng 9 - 11% hàng năm; phát triển các sản phẩm, hàng hóa có thương hiệu là đặc trưng, đặc sản, tiềm năng, lợi thế của khu vực, Bộ Công Thương sẽ triển khai nhiều giải pháp, trong đó lồng ghép triển khai các Chương trình và Đề án quốc gia như Chương trình khuyến công quốc gia, Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam.

“Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ hướng dẫn các địa phương triển khai tổ chức những hoạt động gắn giữa văn hóa, du lịch với thương mại để vừa tôn vinh văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, vừa phát triển và bán được sản phẩm hàng hóa của bà con; thông qua các Đề án, Chương trình Bộ Công Thương xây dựng những mô hình thí điểm phù hợp với điều kiện kinh tế từng vùng, miền. Đồng thời, đào tạo được nguồn nhân lực về quản lý nhà nước, kinh doanh cho bà con miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, và cả các doanh nghiệp hoạt động tại vùng đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo để hỗ trợ cho việc tiêu thụ hàng hóa một cách thuận lợi hơn. Đặc biệt sẽ tập trung tuyên truyền, quảng bá cho sản phẩm đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo tới cộng đồng người tiêu dùng trong nước và quảng bá qua kênh thương vụ Việt Nam tại nước ngoài và các hoạt động xúc tiến thương mại của Việt Nam tại nước ngoài”, bà Lê Việt Nga - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết thêm.

 
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Gia tăng kết nối, tiêu thụ sản phẩm miền núi, vùng sâu vùng xa, hải đảo tại chuyên mục Kinh tế địa phương của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714369816 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714369816 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10