“Gót chân Achilles” của công nghiệp hóa (Bài 2)

Diendandoanhnghiep.vn Để thực hiện mục tiêu phát triển nhanh, bền vững, nông nghiệp hữu cơ - công nghệ cao là hướng đi nhanh nhất...

Việt Nam hình thành trong cái nôi của nền văn minh lúa nước ở châu Á, ở lưu vực những con sông lớn đó là hệ thống sông Hồng và sông Mekong. Vì vậy, nông nghiệp mặc định là thế sở trường ngàn đời nay.

Tại một phiên họp của Quốc hội năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu ra 3 thế mạnh của Việt Nam, trong đó thế mạnh đầu tiên là nông nghiệp hữu cơ, chất lượng cao.

Thế mạnh này gần như địa phương nào trên toàn quốc cũng có. Ví dụ, Cà Mau là nơi nuôi tôm lớn nhất Việt Nam, với quy mô lên đến 1 tỷ USD; Đông Nam Bộ là vựa cây ăn quả... Vấn đề là phải giải quyết được chất lượng giống, môi trường, thâm canh…

Tuy nhiên, nông nghiệp hiện nay đang yếu thế so với công nghiệp, tỷ lệ người lao động cao, nguồn lực lớn, có sẵn nhưng mức đóng góp chung vào GDP rất thấp.

Đơn cử chỉ riêng Samsung Việt Nam đã đóng góp khoảng 28% GPD. Trong khi đó có đến 70% dân số sống ở nông thôn, chiếm trên 43% lao động mà chỉ đóng góp 18% GDP!?

Rất tiếc, đây không phải là chỉ dấu cho thấy công nghiệp đã trở thành bệ phóng của nền kinh tế nước ta. Bởi, bộ mặt công nghiệp ở Việt Nam chủ yếu được tạo nên bởi nguồn vốn, công nghệ nước ngoài, đó là khu vực FDI.

Đây cũng là cơ sở để cảm thấy lo lắng một khi doanh nghiệp FDI không còn mặn mà ở Việt Nam. Tiềm lực để ứng biến với viễn cảnh này phải xây dựng từ bây giờ và phải bắt đầu từ sở trường đó là nông nghiệp ở tầm cao mới.

Nông nghiệp công nghệ cao tại Australia được xây dựng trong 2 thập kỷ

Nông nghiệp công nghệ cao tại Australia được xây dựng trong 2 thập kỷ

Ít ai ngờ rằng, để giàu có như ngày nay Australia cũng lấy nông nghiệp để kiến quốc, mặc dù nguồn lực về nông nghiệp còn thua xa Việt Nam. Họ chỉ có 1% diện tích đất đai có thể canh tác tình trạng khô hạn diễn ra thường xuyên do ít mưa, thiếu nguồn nước.

Để “đi tắt đón đầu” và hóa giải các khiếm khuyết của mình, Chính phủ Australia đã thành lập 11 trung tâm nghiên cứu trên cả nước nhằm chọn lọc giống và công nghệ, ứng dụng thực tế để xây dựng chiến lược phát triển quốc gia và chuyển giao kiến thức, công nghệ cho nông dân…

Cách đây 20 năm, Australia đã thực hiện chương trình “Xây dựng nền nông nghiệp tiến tiến” và hướng đến xuất khẩu với mục đích nâng cao thu nhập nông dân, sản xuất sạch để đủ sức cạnh tranh quốc tế.

Nhưng đặc biệt ở chổ, xuất phát điểm của chương trình này là hỗ trợ tài chính để “đào tạo nông dân”. Đây cũng chính là thiếu sót của nông dân ở nước ta hiện nay: Chậm thay đổi, không (khó) tiếp cận được với khoa học kỹ thuật...

Nền nông nghiệp Australia được tổ chức dưới hình thức nông trại với khoảng 130.000 nông trang trên diện tích canh tác 354 triệu ha. Chính sách của nước này là xây dựng một nền nông nghiệp do nông dân làm chủ nên tinh giản tối đa các điều luật, quy định bắt buộc đối với nông dân.

Nông nghiệp đóng góp khoảng 3% GDP của Australia nhưng chỉ sử dụng khoảng 4% tổng lực lượng lao động trực tiếp. Nước này xuất khẩu nhiều sản phẩm nông nghiệp hơn là nhập khẩu.

Việt Nam hoàn toàn có nguồn lực để phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Việt Nam hoàn toàn có nguồn lực để phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Có một câu chuyện tương tự tại Việt Nam, nhưng cái kết hoàn toàn khác. Năm 2010, Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học lớn nhất Đông Nam Á được thành lập tại vùng đất bazan rộng lớn màu mỡ thuộc huyện Cẩm Mỹ - Đồng Nai, tổng số vốn là 1.000 tỷ đồng.

Khi đó, dự án này hứa hẹn sẽ là nơi hội tụ của những nhà khoa học nông nghiệp hàng đầu, cung cấp con giống, cây giống chất lượng cao cho toàn vùng và cả nước.

Nhưng 10 năm sau, dấu hiệu “chết lâm sàng” bắt đầu xuất hiện.  Gần 40 nhà màng rộng hàng hécta hầu như để hoang, nóc màng, lưới bên hông rách bung; hệ thống tưới nước tiết kiệm công nghệ cao cũng bị hư hỏng nặng; xung quanh cỏ dại mọc đầy...

Hầu hết các mắc mớ đều đến từ “hành chính” và rất nhiều thứ được gọi là “không đúng quy định”. Mặc dù đã có Trung tâm công nghệ sinh học lớn nhưng nông dân Đồng Nai thường chọn giống cây sầu riêng, mít, chôm chôm...Thái Lan!

Sự thất bại của Trung tâm này cũng phần nào phản ánh sự chậm chạp của nền nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta. Cuối cùng đa phần nông dân phải tự bơi trên mảnh ruộng của mình.

Bởi, các đầu mối công nghệ sinh học như thế này chính là “điểm mẹ” của nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao. Vấn đề là khi sử dụng cây, con giống của Thái Lan thì làm sao cạnh tranh lại với họ trên thương trường?     

Nói vậy để thấy, muốn phát triển nông nghiệp trong thời đại hiện nay đó phải là nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao. Muốn có nền nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao thì phải “đào tạo” ra thế hệ nông dân mặc vest, đi giày Tây.

Công nghiệp dĩ nhiên cần nhưng “công nghiệp hóa nông nghiệp” cũng chính là công nghiệp bền vững, nhưng chúng ta đang lãng phí rất nhiều thứ thiên nhiên ban tặng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Gót chân Achilles” của công nghiệp hóa (Bài 2) tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714395143 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714395143 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10