Hồ chứa nước Ka Pét - không phải kinh tế mà là sự sống

Diendandoanhnghiep.vn Tôi có dịp đi qua rẻo đất Ninh Thuận, Bình Thuận, đến giờ vẫn ám ảnh khi nhớ lại cảm giác cái nóng như nung giữa trưa hè chói loá, cồn cát như sa mạc với cát cháy sáng lên dưới ánh mặt trời.

Biển xanh, cát trắng, nắng vàng. Phong cảnh thì đẹp đấy nhưng da người dân nơi đây thì cháy đen, gầy guộc, với  nếp nhăn vầng trán, mới gặp sẽ rất khó đoán tuổi, chỉ có nụ cười là hồn hậu chân chất.

Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội khảo sát thực tế tại vị trí dự kiến xây dựng công trình Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.

Đoàn công tác Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội khảo sát thực tế tại vị trí dự kiến xây dựng công trình Hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận.

Dân ở đây thiếu nước ngọt, đời sống kinh tế hết sức nghèo nàn, thiếu thốn, bóng áo nâu núp dưới mái nhà lụp xụp, cái khăn đội đầu cứ quấn chặt lại những khó khăn. Dù họ hết lòng chăm vườn thanh long, vườn nho cùng  đàn dê của mình. Nhưng nhìn đôi mắt con dê ở vùng thiếu nước nó khô chát, buồn buồn thiếu sự năng động linh lợi hoạt bát vốn có của loài dê.

Nước ngọt không chỉ là kinh tế, nó máu của sự sống, là dòng năng lượng thay đổi cuộc sống người dân nơi đây. Việc xây dựng hồ nước Ka Pét thành công sẽ cung cấp nước tưới cho 100 ha đất nông nghiệp, cung cấp nước cho khu công nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân với dung tích 51.21 triệu mét khối, hồ sẽ điều hoà lượng nước trong mùa mưa phòng chống lũ, cải tạo môi trường đem lại sinh khí cho đất này.

Những ai quan tâm đến Bình Thuận liệu có nhớ đến đàn voi rừng ở Tánh Linh? Liệu có nhớ những trận lũ quét trên mảnh đất này? Nhớ đến sự khốn khổ của hàng trăm ngàn người dân sống thiếu nước trong cái nắng cháy da, nứt thịt? Hay nhớ mấy bức ảnh cái cây trong cánh rừng? Hồ chứa nước này không chỉ là giải quyết vấn đề kinh tế, hồ sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn khu rừng có diện tích trên 693 ha đất của dự án sẽ dùng làm hồ chứa trong tương lai. 

Thực tế trong diện tích này có đến 693 ha, bao gồm cả rừng đặc dụng 162 ha, rừng sản xuất 471 ha, rừng nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng 45 ha, còn lại là rừng phòng hộ và đất sản xuất nông, lâm nghiệp. Vì đáng buồn là rừng Việt Nam bị tàn phá quá nhiều, còn mấy khu vực được là rừng nguyên sinh đúng nghĩa đâu? 

Nhiều người không tìm hiểu kỹ, chỉ thấy các thông tin chia sẻ trên mạng xã hội, thấy các bức ảnh chụp khu rừng sẽ bị phá bỏ để làm hồ chứa nước là lên tiếng phản đối để bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường. Quả thật, để phá bỏ khu rừng 600 ha thì không thể không đau xót, rồi kèm thêm sự nghi ngờ tài nguyên gỗ trong khu rừng ấy sẽ đi vào túi ai? Sẽ thành biệt phủ của ai? Những lo lắng ấy không hề sai khi nhiều dự án thuỷ điện bị lợi dụng để phá rừng hợp pháp, hiệu quả vận hành thì không cao nhưng dự án hơn 874 tỷ đồng này thì khác, đây là dự án có nhiều mục đích ở cấp chiến lược. 

Phối cảnh dự án hồ chứa nước Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Phối cảnh dự án hồ chứa nước Ka Pét ở huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

Dãy Trường Sơn chạy dọc từ Bắc vào Nam như bức thành ngăn mây chỉ mưa phía sườn bên Tây, còn sườn bên Đông chỉ còn có gió Lào khô nóng như câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: “Trường Sơn đông nắng, tây mưa. Ai chưa đến đó như chưa hiểu mình”.

Lượng nước mưa bên sườn Tây mùa mưa ào ạt chảy vào Biển Hồ (Tonle sap) rồi theo sông Mê công đổ ra biển, còn cả dẻo đất ven biển bên Đông luôn luôn khô hạn. Việt Nam đã làm được hồ La Ngà 3 thu nước con sông này từ bên Tây dãy Trường Sơn, nay nếu đào đường hầm 5 km xuyên núi dẫn nước về Hồ Ka Pét thì hệ thống thuỷ lợi này sẽ phát sinh tối đa tác dụng. Và còn mục đích cao hơn là kiểm soát và tích luỹ nguồn nước ngọt quý giá trong trường hợp các quốc gia phía thượng nguồn sông Mê công kiểm soát nguồn nước gây ra những tác động tiêu cực cho Việt Nam.

Hãy nhìn xem bao công trình thuỷ lợi đem lại lợi ích cho nhân dân như hồ Kẻ Gỗ thoả “năm đợi, tháng chờ” của người Hà Tĩnh. Hồ thuỷ điện Na Hang - Tuyên Quang giờ thành điểm du lịch, nuôi trồng thuỷ sản mà môi trường cảnh quan vẫn được bảo tồn. Hồ thuỷ điện Hoà Bình điều tiết lũ sông Đà, giúp tưới tiêu thuận lợi, bao người không còn cảnh lũ ngập mái nhà, người chết, trâu trôi. Hồ Dầu Tiếng cũng “nhất tiễn hạ song điêu”, trở thành điểm phát huy cả kinh tế, du lịch mà vẫn đảm bảo cảnh quan môi trường.

Chấp nhận bao nhiêu làng bản, di tích lịch sử, những khu rừng đại ngàn phải nằm lại trong lòng hồ. Bắt buộc phải hy sinh, phải đánh đổi vì như chúng ta luôn hồi tưởng về thời bao cấp với sự trong sáng, dung dị, nhưng nếu bảo quay lại sống với điều kiện như thời gian ấy, liệu có bao nhiêu người hưởng ứng đồng lòng, hay chỉ mất điện vài hôm là kêu trời than đất.

Người viết cũng yêu rừng, ngày nghỉ chỉ thích lên rừng chơi, nhưng để cuộc sống của cả một vùng đất thay da đổi thịt, biết bao con người sống tốt hơn thì mất rừng Ka Pét ta có hồ, có khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng Ka Pét. Nếu chiều theo ý người dân trên mạng, những người yêu rừng thuần tuý không hiểu và cảm thông với đời sống người dân Bình Thuận thì dự án sẽ bị đình trệ.

Để giải quyết được vấn đề, những người có trách nhiệm trong dự án cần làm minh bạch, công khai các thông tin về dự án. Công khai mục tiêu, mục đích của dự án, lợi ích về đời sống sinh hoạt, kinh tế mà dự án sẽ mang lại, kể cả các yếu tố về tiềm năng khai thác du lịch, dịch vụ, thuỷ sản. Công khai nguồn thu từ khai thác tận dụng nông lâm sản, cụ thể là gỗ trong dự án, đấu giá, sung công bổ sung nguồn thu đầu tư cho dự án.

Đồng thời, thực hiện nghiêm túc cam kết trồng mới 1.844 ha rừng trồng mới. Công bố kết quả khảo sát địa chất, các kết quả thăm dò về vị trí hồ chứa Ka Pét để chứng minh không có vị trí nào tối ưu hơn để làm hồ chứa mà có thể tránh được khu rừng này.

Kết quả lợi ích của hồ Ka Pét sẽ chứng minh bản lĩnh, sự quyết đoán của lãnh đạo, còn người dân Bình Thuận chắc chắn cũng mong nước về từng ngày.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Hồ chứa nước Ka Pét - không phải kinh tế mà là sự sống tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714348675 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714348675 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10