Khi cán bộ quản lý thị trường không “dĩ công vi thượng”

Diendandoanhnghiep.vn Để làm trong sạch bộ máy, hệ thống các quy phạm pháp luật đã được hoàn chỉnh để ban hành nhằm quản lý chặt chẽ thị trường, đấu tranh chống các vi phạm trong hoạt động thương mại…

Vậy nhưng, gần đây đã xuất hiện không ít tình trạng cán bộ ngành quản lý thị trường (QLTT) vì lợi ích cá nhân, bất chấp các quy định của pháp luật để tiếp tay cho sai phạm, làm giảm lòng tin của nhân dân, doanh nghiệp.

“Nhúng chàm”, tiếp tay cho sai phạm

Theo phân cấp, phân quyền đại diện cho cơ quan thực thi pháp luật thì QLTT là lực lượng chuyên trách được tổ chức từ Trung ương đến huyện, có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước.  

Và, Tổng cục Quản lý thị trường là tổ chức trực thuộc Bộ Công Thương, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Công Thương quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật về phòng, chống, xử lý các hành vi kinh doanh hàng hoá nhập lậu;

Sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng hoá không rõ nguồn gốc xuất xứ; hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng, đo lường, giá, an toàn thực phẩm; hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hành vi gian lận thương mại theo quy định pháp luật.

Chức năng của ngành quản lý thị trường quy định là vậy nhưng trong thời gian qua, nhiều cán bộ của đơn vị này đã bất chấp pháp luật, thực hiện các phi vụ tiếp tay cho sai phạm, làm giảm uy tín, lòng tin trong nhân dân, doanh nghiệp.

Cơ quan CSĐT (C03) Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 03 bị can thuộc Cục QLTT Hà Nội vì hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”

Cơ quan CSĐT (C03) Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 03 bị can thuộc Cục QLTT Hà Nội vì hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”

Mới đây, vào ngày 23/7/2021, cơ quan CSĐT (C03) Bộ Công an đã đã khởi tố, bắt tạm giam 3 bị can nguyên cán bộ quản lý thị trường gồm: Lê Việt Phương, Đội trưởng Đội QLTT số 14, nguyên Phó Đội trưởng Đội QLTT số 17, Cục QLTT Hà Nội; Phạm Ngọc Hải; Thanh Thị Đông Phương, nguyên là Kiểm soát viên, Đội QLTT số 17, hiện là Kiểm soát viên Đội QLTT số 14 về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Bởi, cả 03 bị can đều là cán bộ quản lý thị trường liên quan đến đường dây “sản xuất, buôn bán hàng giả” là sách giáo khoa xảy ra tại Công ty CP In và Văn hóa truyền thông Hà Nội, Công ty TNHH Thương mại và Sản xuất Phú Hưng Phát và các đơn vị có liên quan.

Cũng theo C03 thì đây là đường dây sản xuất, tiêu thụ sách giả với số lượng lớn (3,2 triệu sách) nhất cả nước từ trước tới nay với các thủ đoạn cực kỳ tinh vi nhằm qua mắt lực lượng công an. Trước đó, vào ngày 23/6, lực lượng chức năng cũng đã tiến hành khởi tố, bắt tạm giam 07 bị can liên quan đến đường dây này.

Tuy nhiên, đến chiều tối 23/7, khi Cục C03 Bộ Công an thông tin về việc khởi tố, bắt tạm giam 03 bị can là cán bộ thuộc Cục QLTT Hà Nội, sự việc đã tiếp tục được “hạ màn” khi đường dây sản xuất, tiêu thụ 3,2 triệu sách giáo khoa giả vì sao có thể qua mặt được lực lượng chức năng một cách dễ dàng như vậy.

Và, liệu nếu sự việc 3,2 triệu sách giáo khoa này được trót lọt, tiêu thụ trên thị trường thì hậu quả về kinh tế cũng như xã hội là vô cùng lớn, khó lường trước hết được.

Cũng tại ngành này, trước đó vào ngày 27/12/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Cục quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Phú Thọ theo Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Tiếp đó 02 ngày, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam 4 tháng đối với Vi Ngọc Khang (Phó cục trưởng Cục QLTT tỉnh Phú Thọ, nguyên đội trưởng Đội QLTT số 8) về tội danh trên…

Bài học cảnh tỉnh chưa bao giờ cũ

Đó mới chỉ là hai trong số rất nhiều vụ việc vi phạm các quy định của pháp luật mà cán bộ ngành quản lý thị trường mắc phải khi được giao quyền hạn thi hành công vụ, ngăn ngừa các hoạt động sai trái trên lĩnh vực thương mại.

Sự tha hoá về phẩm chất đạo đức thi hành công vụ đã khiến cho lòng tin của nhân dân, doanh nghiệp đối với đội ngũ quản lý thị trường bị “xói mòn” qua các vụ việc nói trên xảy ra. Công – tội thì đã có pháp luật xử lý nghiêm minh, không có “vùng cấm” trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lợi dụng chức vụ khi thi hành công vụ.

Thậm chí, ngay cả người làm quản lý, lãnh đạo đến chức Quyền Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Hải Dương như ông Nguyễn Thanh Hải vừa bị khởi tố, bắt tạm giam mới đây về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang gây nhức nhối trong dư luận quần chúng nhân dân.

Dù đã giao chức vụ là Quyền Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Hải Dương nhưng Nguyễn Thanh Hải vẫn

Dù đã giao chức vụ là Quyền Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Hải Dương nhưng Nguyễn Thanh Hải vẫn "dính chàm" sai phạm với hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản

Lẽ ra, những cán bộ như vậy phải đặt việc công lên trên hết, đặt lợi ích của nước, của dân, của Đảng lên trên hết. Là đem lòng chí công vô tư mà đối với người, đối với việc theo lời dạy của Bác Hồ “dĩ công vi thượng”, nhưng họ lại bất chấp tất cả.

Và, chỉ cần một hành vi tiếp tay cho sai phạm của một cá nhân, tổ chức liên quan đến QLTT thì có thể gây tác động rất lớn tới kinh tế thị trường, làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sản xuất kinh doanh của những doanh nghiệp làm ăn chân chính, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật.

Chính vì vậy, đã có nhiều vụ việc trở thành bài học đắt giá, trở thành hồi chuông cảnh tỉnh cho những cán bộ ngành QLTT có ý định làm trái pháp luật chưa bao giờ là cũ.

Quản lý thị trường là lực lượng chuyên trách được tổ chức từ Trung ương đến huyện, có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh chống các vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại ở thị trường trong nước. Với chức năng quan trọng đó, hiển nhiên, cán bộ, công chức phải là những người tiên phong thực hiện.

Phải chăng, sự tha hoá, biến chất của một bộ phận không nhỏ đang trực tiếp điều hành, quản lý thị trường đang trở thành “ung nhọt” chưa được giải phẫu, chấn chỉnh kịp thời?

Vì vậy, đã đến lúc cơ quan có thẩm quyền cần đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao trách nhiệm đi đôi với quyền hạn, kiên quyết xử lý sai phạm của những cá nhân, tổ chức liên quan đối với ngành này, tránh gây bức xúc kéo dài trong dư luận.

Chế tài đương nhiên cần, nhưng nói cho cùng, cán  bộ ngành quản lý thị trường bất chấp các quy định của pháp luật để tiếp tay cho sai phạm, làm giảm lòng tin của nhân dân, doanh nghiệp còn bắt nguồn từ vì lợi ích cá nhân.

Bác  Hồ đã từng căn dặn "cán bộ phải dĩ công vi thượng" - cán bộ phải đặt lợi ích chung lên trên hết, tất cả vì nước vì dân, đem lòng chí công vô tư mà đối xử với người, với việc, không mảy may có chút chủ nghĩa cá nhân.

Quản lý "dòng chảy của thị trường" vì vậy rất cần  "dĩ công vi thượng".

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khi cán bộ quản lý thị trường không “dĩ công vi thượng” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714153965 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714153965 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10