Khi cán bộ tiếp tay cho... dịch bệnh

Diendandoanhnghiep.vn Một cán bộ thú y ở Đồng Nai bị đình chỉ công tác do cấp “lụi” giấy chứng nhận kiểm dịch cho một lô lợn gồm 14 con xuất phát từ vùng dịch để đi giết mổ, tiêu thụ chỉ là phần “nổi của tảng băng chìm”.

Heo dịch cần phải tiêu hủy theo đúng quy định. (Nguồn ảnh: Internet)

Những ngày qua, câu chuyện về cán bộ thú y ở Đồng Nai liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô lợn dính dịch tả lợn Châu Phi  vào TP HCM tiêu thụ đang làm bức xúc dư luận.

Tính tới ngày 7/7/2019, dịch đã lây lan đến Tây Ninh, địa phương cuối cùng của vùng Đông Nam Bộ. Có nghĩa, dịch tả lợn châu Phi lan rộng ra tất cả 62 tỉnh, thành cả nước (chỉ còn duy nhất Ninh Thuận chưa phát hiện dịch).

Trong bối cảnh đó, cả nước đang nỗ lực tối đa để sớm ngăn chặn, khống chế thành công dịch tả heo châu Phi. Điều đó rất quan trọng bởi dịch bệnh nguy hiểm không chỉ ảnh hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp, đời sống của hàng triệu người chăn nuôi, kinh doanh mà cả sự ổn định xã hội.

Một trong những nỗ lực phòng chống dịch bệnh, các nhà khoa học đã sản xuất thành công vắc-xin phòng dịch tả lợn châu Phi. GS Nguyễn Thị Lan - Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết các nhà khoa học Việt Nam đã phân lập được tế bào PAM để sản xuất vắcxin phòng dịch tả lợn châu Phi, đang nghiên cứu nhân chủng virus lên số lượng lớn.

Theo đó, nhóm nghiên cứu thực hiện thí nghiệm trong khu nuôi động vật Học viện Nông nghiệp Việt Nam và cơ sở chăn nuôi ngoài thực địa của ông Trịnh Vũ Trình (Hưng Yên). Tiêm thí nghiệm đối với 14 heo nái từ ngày 18/4 và lặp lại mũi 2 vào ngày 12/5. Sau 8 tuần, 13 lợn nái sức khỏe vẫn bình thường, ăn uống tốt và đẻ con, có một con bị chết do dịch tả sau khi tiêm mũi 1.

Hoặc, Thủ tướng yêu cầu các địa phương huy động cả hệ thống chính trị để chống dịch với phương châm “phòng, chống dịch như chống giặc”. Đồng thời, lợn bị nhiễm bệnh phải được phát hiện kịp thời, tiêu huỷ theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn để hạn chế lây lan, không gây ô nhiễm môi trường.

Song song, Thủ tướng vừa quyết định cơ chế, chính sách, đối tượng hỗ trợ, mức hỗ trợ kinh phí trong phòng chống bệnh dịch tả heo châu Phi. Người có heo mắc dịch được hỗ trợ từ 25.000 – 30.000 đồng/kg heo hơi…

Việc để dịch lây lan ra 62 tỉnh, thành, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ra hàng loạt câu hỏi cần phải làm rõ khi để dịch từ 1-2 tỉnh bùng phát ra nhiều tỉnh, thành? Do khâu nào? Có hiện tượng che giấu dịch bệnh không? Vì thiếu tiền, thiếu cách làm hay vô ý thức để dịch lan ra?...

Dĩ nhiên, có nhiều nguyên nhân, cả chủ quan và khách quan khiến việc ngăn chặn và khống chế dịch tả lợn châu Phi gặp nhiều khó khăn. Trong đó một khâu rất quan trong là công tác truyền thông đã không được chú trọng, dù cơ quan quản lý nhà nước từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tới Chính phủ đều khẳng định vai trò và tầm quan trọng của công tác truyền thông. 

Cũng có ý kiến cho rằng, với đặc điểm chăn nuôi heo nhỏ lẻ, phân tán ở Việt Nam khi có 2,5 triệu hộ chăn nuôi heo, chiếm 49% tổng đàn heo và trên 10.000 trang trại thì ngăn chặn, kiểm soát và khống chế dịch không dễ. Song không thể lấy đó biện minh cho việc để dịch bệnh lây lan rộng. Chúng ta từng đối mặt với những dịch bệnh nguy hiểm, song đều khống chế được nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, cũng như mỗi người dân.

Một nguyên nhân quan trọng, trực tiếp đến việc khống chế dịch thành công hay không đó chính là cách thức làm việc của cán bộ chuyên ngành, ở đây tôi muốn nói là cán bộ thú y. Chuyện một cán bộ thú y tỉnh Đồng Nai đã bị tạm đình chỉ công tác do cấp “lụi” giấy chứng nhận kiểm dịch cho một lô lợn gồm 14 con xuất phát từ vùng dịch để đi giết mổ, tiêu thụ chỉ là phần “nổi của tảng băng chìm”.

Bởi, suy cho cùng, một mình vị cán bộ đó chỉ là “góp gió” để đẩy nguồn dịch đi xa hơn, rộng hơn. Tức là, chúng ta không thể không nhắc đến trách nhiệm của các cán bộ kiểm dịch ở các địa phương khác. Có thể một bộ phận cán bộ chuyên trách đã góp phần tiếp tay dịch bệnh, nếu họ đều làm đúng bổn phận, chức trách của mình thì chắc gì dịch đã lây lan đến 62/63 tỉnh, thành?

Dù sao đi nữa, việc bỏ qua quy trình, thực hiện xét nghiệm chay để cấp giấy chứng nhận khống cho lợn bị nhiễm bệnh để đi tiêu thụ là hành vi gây nguy hại đến sức khỏe người dân và ảnh hưởng ngành chăn nuôi của đất nước. Đó cũng chính là sự vô cảm với nhân dân, thậm chí với cả chức trách, nhiệm vụ của mình.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khi cán bộ tiếp tay cho... dịch bệnh tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714597326 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714597326 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10