Khó thu thuế dịch vụ xuyên biên giới

Diendandoanhnghiep.vn Theo giới chuyên gia, việc thực hiện thu thuế dịch vụ xuyên biên giới được đánh giá là "bất khả thi" với một ngành và một quốc gia đơn lẻ.

Các công ty thương mại dịch vụ xuyên biên giới như Facebook hay Google đã phát triển mạnh mẽ trong những thập niên vừa qua. Việt Nam cùng nhiều nước khác trên thế giới, đang phải đối mặt với thách thức lớn trong công tác quản lý thuế. Một mặt phải đảm bảo đảm bảo nguồn thu đóng vào ngân sách quốc gia, mặt khác tạo môi trường cạnh tranh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp.

Hai thách thức lớn

Bình luận về vấn đề này, PGS. TS Vũ Sỹ Cường, Học Viện Tài Chính cho rằng các cơ quan quản lý thuế đang phải đối mặt hai thách thức lớn.

Thứ nhất, các công ty công nghệ đang cung cấp một loại “hàng hóa vô hình” qua môi trường Internet. Hiện tại, chưa có quốc gia nào có thể kiểm soát được loại hình giao dịch đó. Không có rào cản nào cho việc phân phối, không đơn vị hải quan nào kiểm soát được hoàn toàn. Cách duy nhất là cấm Internet, nhưng giải pháp này là bất khả thi.

Tất cả các công ty công nghệ đa quốc gia như Grab, Spotify hay Netflix… đều hoạt động theo mô hình “xuất khẩu dịch vụ xuyên biên giới”. Điều này đặt ra bài toàn với các cơ quan quản lý nên đánh thuế loại hình này như thế nào?

Theo giới chuyên gia, dịch vụ được tạo ra không chỉ bởi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mà còn cả bởi người tham gia sử dụng dịch vụ. Cơ bản doanh nghiệp không thu phí từ người sử dụng dịch vụ, nhưng họ khai thác thông tin thu được để tạo ra giá trị của mình và thu phí trên giá trị đó.

Theo giới chuyên gia, dịch vụ được tạo ra không chỉ bởi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mà còn cả bởi người tham gia sử dụng dịch vụ. Cơ bản doanh nghiệp không thu phí từ người sử dụng dịch vụ, nhưng họ khai thác thông tin thu được để tạo ra giá trị của mình và thu phí trên giá trị đó.

Ông Cường giải thích: “Bản chất thuế truyền thống áp dụng theo đơn vị cư trú, hoặc hàng hóa hiện hữu. Ngày nay, dịch vụ là hàng hóa vô hình, đơn vị chủ quản không nằm tại một quốc gia cố định nên đánh thuế vô cùng phức tạp. Trong mô hình hoạt động của các công ty công nghệ, mỗi mắt xích nắm giữ một nhiệm vụ khác nhau. Bởi vậy, việc xác định giá trị dịch vụ cũng không hề đơn giản.

Ông Cường nói thêm: “Hàng hóa hữu hình dễ vì chi phí sản xuất công khai. Ngược lại, hàng hóa vô hình như dữ liệu rất khó ước tính giá trị, quá trình tính toán cũng gây tranh cãi rất nhiều”.

Thứ hai là việc xác định đối tượng chịu thuế. Trong trường hợp của Facebook, người dùng tạo ra dữ liệu giá trị, tuy nhiên đánh thuế người dùng là điều bất hợp lý.

Thương mại dịch vụ xuyên biên giới tồn tại nhiều vấn đề trong việc tính thuế. Mô hình của nó thay đổi cơ bản cách thức chúng ta xác định giá trị trong nền kinh tế, cách thức xem xét đối tượng chịu thuế.

Do đó, ông Cường cho răng, Việt Nam cần cân nhắc kĩ càng khi thiết lập hàng rào thuế quan với loại hàng hóa “vô hình” này, đặc biệt đối với “ông lớn” như Google hay Facebook “Nếu các công ty công nghệ lớn ngừng cung cấp dịch vụ thì chúng ta sẽ là bên chịu thiệt”.

Dự thảo luật Quản lý thuế xây dựng cần tính đến sự liên kết, hỗ trợ giữa các ngành

Việc chia sẻ dữ liệu số hiện nay đang giúp rất nhiều doanh nghiệp Việt, vì thế chúng ta nên cân nhắc kĩ càng trước khi đưa ra chính sách thuế mới, tránh gây sức ép quá lớn đối với các công ty cung cấp dịch vụ xuyên biên giới. Đây là thách thức lớn không chỉ đối với các cơ quan quản lý tại Việt Nam, mà còn của nhiều nước trên thế giới.

Cũng bàn về vấn đề thu thuế đối vưới các loại hình này, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh khẳng định cách thức quản lý thuế hiện chưa đáp ứng được đầy đủ và chính xác đối với loại hình kinh doanh bằng công nghệ, từ đó không thể xác định doanh thu phát sinh tại Việt Nam của các doanh nghiệp này không hề dễ dàng, dẫn đến việc thất thu thuế là điều tất yếu. Do đó, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cho rằng, trong dự thảo luật Quản lý thuế mà Bộ Tài chính đang xây dựng cần tính đến sự liên kết, hỗ trợ giữa các ngành, chứ không riêng mình ngành thuế thực hiện được.

Grab, Facebook, Google, Netflix, Agoda, Booking.com… đang phát triển mạnh. Còn ngành thuế vẫn lúng túng về cách thức quản lý mới khi những sản phẩm, dịch vụ công nghệ, kỹ thuật số ngày càng “bành trướng mạnh”.

“Nền kinh tế không quan sát được của các dịch vụ thương mại xuyên biên giới đang phát triển tốt hơn gấp nhiều lần nền kinh tế quan sát được. Chỉ riêng Facebook ước tính thu lợi hàng nghìn tỷ đồng từ thị trường Việt Nam. Nếu kiểm soát được thuế từ các dịch vụ này có thể đem tới nguồn thu cực lớn cho quốc gia”, ông Bùi Trinh cho hay.

Việc đánh thuế dịch vụ xuyên biên giới là rất khó khăn. Các quốc gia trên thế giới, cụ thể là Liên minh châu Âu cũng phải ngồi lại cùng nhau để tìm ra giải pháp. Do đó, Việt Nam cũng cần các giải pháp vĩ mô, có tầm nhìn dài hạn để thu thuế, đồng thời tạo môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch cho các doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khó thu thuế dịch vụ xuyên biên giới tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714112454 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714112454 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10