Khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Có thể nói chưa lúc nào tài chính, dòng tiền của doanh nghiệp được quan tâm như lúc này.

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ là một lĩnh vực có nhu cầu tín dụng cao vào các tháng cuối năm. Ảnh: Tự Trung

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ là một lĩnh vực có nhu cầu tín dụng cao vào các tháng cuối năm. Ảnh: Tự Trung

Trong 4 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ, một trong những giải pháp quan trọng là hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Đây đều là những giải pháp xem xét hỗ trợ mà các doanh nghiệp hết sức mong đợi bởi nó gắn với khả năng phục hồi tài chính, dòng tiền của doanh nghiệp. Đơn cử như với kiến nghị của Vietnam Airlines và các đề xuất từ Cục Hàng không Việt Nam, thì việc áp giá sàn tối thiểu với hạng vé phổ thông có thể sẽ là giải pháp giúp hãng hàng không cầm cự trong thế cục bất ổn định của ngành.

Đồng bộ các chính sách gỡ khó

Tuy nhiên, lợi ích đối với người tiêu dùng và các hãng hàng không lấy giá làm lợi thế cạnh tranh, thì việc cân đối thế nào, gỡ dòng tiền cho hãng này hay gây khó cho hãng kia, cũng sẽ là câu hỏi.

Trong khi đó, đối với các doanh nghiệp dệt may, quyết định xem xét về đóng BHXH hoặc sử dụng kết dư hỗ trợ là “trúng” mong đợi. Trước đó, các doanh nghiệp dệt may đã kiến nghị loạt đề xuất cả về tạm ngưng đóng BHXH, giảm tiền điện, ổn định theo chiều giảm giá cước vận tải… là những yếu tố cấu thành chi phí hoạt động khá lớn của họ. Việc giảm áp lực chi phí dồn cục sẽ giúp doanh nghiệp dễ thở và cơ hội hồi phục đến mạnh khỏe hơn nữa sẽ nhanh hơn.

Với loạt chính sách về giãn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành… nằm trong gói hơn 20.000 tỷ đồng mà Thủ tướng giao Bộ Tài chính nghiên cứu sớm để trình Quốc hội, đây là giải pháp tiếp gói hỗ trợ trước theo Quyết định từ tháng 4/2021 nhưng kể từ lúc thông tin đến nay vẫn chưa ban hành. “Đây là một tiến độ nghiên cứu xem xét khá lâu trong khi cứu doanh nghiệp thì như cứu hỏa. Tuy nhiên cũng phải thấy rằng do các doanh nghiệp đã được thụ hưởng từ gói trước và còn thời gian hiệu lực, do đó, chưa áp lực về đóng tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất. Các nhà quản lý hẳn đã tính toán điều này nên chắc chắn doanh nghiệp sẽ không phải chờ độ trễ quá dài lâu”, ông Nguyễn Lê Ngọc Hoàn, Chuyên gia Tài chính đánh giá.

Và cuối cùng là nhóm hỗ trợ về vốn theo hướng NHNN khuyến khích TCTD tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu và khoản vay mới nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh.

Kỳ vọng vốn tín dụng cuối năm

Ngày 7/9/2021, NHNN đã ban hành Thông tư 14/2021 sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN (vốn đã được bổ sung bằng Thông tư 03/2021/TT-NHNN để giải quyết các yêu cầu trên).

Trong đó, đáng chú ý, thời gian hiệu lực đối với nợ cơ cấu lại sẽ kéo dài thêm 6 tháng tới tháng 6/2022, là đúng với mong đợi của nhiều doanh nghiệp.

Trước đó, ông Mạc Quốc Anh, Chủ tịch Hiệp Hội Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa Hà Nội đã nhấn mạnh, bên cạnh việc giảm lãi vay, phí, cần kéo dài thời gian cơ cấu nợ để các tác động của COVID-19 lần thứ tư, khi ngấm sâu vào doanh nghiệp có độ trễ lâu, thì các khoản nợ được ngân hàng khoanh cũng có độ trễ kéo dài tương ứng. Doanh nghiệp theo đó sẽ giảm áp lực tài chính đi vay, có điều kiện để “dễ thở”.

Nhiều doanh nghiệp cũng bày tỏ kỳ vọng là sau các nhóm giải pháp, nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp do Chính phủ ban hành, điều quan trọng nhất lúc này là tiêm vaccine cho lao động của doanh nghiệp có điều kiện trở lại hoạt động. “Một khi chúng ta đã chạm tới tỷ lệ có thể gần như miễn dịch cộng đồng thì nên nghiên cứu để doanh nghiệp được áp dụng 1 cung đường, nhiều địa điểm, áp dụng thẻ xanh vaccine cho dân cư, người dân và doanh nghiệp nói chung để đời sống sớm trở lại. Quan trọng không kém là NHNN tiếp tục yêu cầu các NHTM giữ mức lãi suất cho vay thấp, nới điều kiện tiếp vốn tín dụng để các doanh nghiệp có thể được “uống nước” giữa sa mạc, cải thiện dòng tiền, từ đó mới có thể “cải tử hoàn sinh”, ông Nguyễn Quyến, lãnh đạo của một Công ty Xuất nhập khẩu nêu.

Theo ông Quyến, hiện lĩnh vực xuất nhập khẩu vẫn đang là khu vực chịu ảnh hưởng của COVID-19 do lao động sợ dịch, chưa được tiêm vaccine, phải nghỉ nhiều. Hoạt động “3 tại chỗ” tại các vùng bị áp dụng giãn cách xã hội cũng đang khiến doanh nghiệp đội chi phí lớn. Tuy nhiên, đây cũng vẫn là lĩnh vực có tiềm năng do các nền kinh tế - nhập khẩu hàng hóa lớn của Việt Nam đang tăng nhu cầu. Theo đó, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ là một lĩnh vực có nhu cầu tín dụng cao vào các tháng cuối năm. Điều này, cộng với sự “giãn mở” quy trình thẩm định, tiêu chí xét tín dụng của các ngân hàng với doanh nghiệp sản xuất, thương mại dịch vụ, sẽ thúc đẩy tín dụng.

Theo TS Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, những tháng cuối năm, tín dụng dự báo sẽ tăng mạnh trở lại. Kỳ vọng cả 2021, tăng trưởng tín dụng sẽ ở mức 10,5%-11%.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Khơi thông dòng vốn cho doanh nghiệp tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714464788 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714464788 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10