Không có cơ chế kiểm soát, rất khó xem xét trách nhiệm

Diendandoanhnghiep.vn Nghị quyết đề xuất nhiều cơ chế tăng cường phân cấp cho địa phương. Nhưng phân cấp không có cơ chế kiểm soát, nếu xảy ra sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện rất khó xem xét trách nhiệm.

>>Quốc hội xem xét chính sách đặc thù cho các chương trình mục tiêu quốc gia

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn Hà Nội) nêu ý kiến tại phiên thảo luận ở tổ dự thảo Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, ngày 16/1.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn Hà Nội).

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Phương Thủy (Đoàn Hà Nội).

Thảo luận về nội dung này, các đại biểu nhất trí với sự cần thiết ban hành Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Thiếu cơ chế kiểm soát

Trong đó, Chính phủ đề xuất các giải pháp chính sách đặc thù vượt thẩm quyền của Chính phủ nhằm tháo gỡ triệt để các khó khăn, vướng mắc, tiếp tục tạo thuận lợi để các địa phương đẩy nhanh tiến độ thực hiện, giải ngân vốn các chương trình mục tiêu quốc gia thời gian tới.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (Đoàn Hà Nội) cho rằng Nghị quyết đề xuất nhiều cơ chế, chính sách mang tính “thí điểm” để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, song các nội dung chưa nêu rõ việc “thí điểm” ra sao.

Nghị quyết đề xuất nhiều cơ chế, chính sách để đơn giản hóa các thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp cho địa phương triển khai thực hiện các dự án trong chương trình mục tiêu quốc gia.

“Nhưng việc phân cấp lại không có cơ chế kiểm soát, nếu xảy ra sai sót, vi phạm trong quá trình thực hiện rất khó để xem xét trách nhiệm”, đại biểu Nguyễn Phương Thủy bày tỏ.

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội) đề nghị cân nhắc cách làm bởi trước đây đã có chương trình mục tiêu quốc gia, nhưng vì sao hiện nay lại cần có những cơ chế đặc thù này?

Do đó, cần nhìn lại cả quá trình thực hiện, xem nguyên nhân từ đâu, là do năng lực thực hiện hay do pháp luật. “Cần phải bóc tách rõ, nếu không nhìn rõ nguyên nhân thì có sửa cũng vẫn sẽ vướng”, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nói.

>>Sửa Luật Đất đai: Đại biểu Quốc hội đề nghị không áp dụng phương pháp thặng dư

>>Trình Quốc hội 4 nội dung tại kỳ họp bất thường

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội).

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai (Đoàn Hà Nội).

Đại biểu Vũ Thị Lưu băn khoăn về bản chất của Nghị quyết là thí điểm hay áp dụng ổn định? Điều này sẽ ảnh hưởng đến các cơ chế áp dụng mục tiêu quốc gia.

Ngoài ra, với cơ chế thí điểm phân cấp, theo đại biểu Vũ Thị Lưu còn khoảng trống cần bổ sung để bảo đảm tính chặt chẽ khi phân cấp mạnh mẽ, nhưng lại chưa có cơ chế kiểm soát đối với các cơ quan được giao nhiệm vụ.

Về cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, đại biểu Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội) cho biết, Hội đồng Dân tộc thống nhất lựa chọn phương án 2 quy định HĐND cấp huyện được quyết định điều chỉnh phương án phân bổ vốn đầu tư công, kinh phí thường xuyên giữa các chương trình mục tiêu quốc gia trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, kế hoạch đầu tư vốn hàng năm, dự toán ngân sách nhà nước hằng năm đã được cấp có thẩm quyền giao.

Cơ cấu nguồn vốn ngân sách nhà nước giữa chi đầu tư, chi thường xuyên của các dự án thành phần không còn đối tượng hỗ trợ để tập trung vốn thực hiện các dự án thành phần khác thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025.

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội).

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Đoàn Hà Nội).

Với phương án này sẽ đảm bảo phân cấp triệt để cho cấp huyện chủ động, linh hoạt trong việc điều hành, quản lý triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Đồng thời là cơ sở để phục vụ xây dựng các chương trình mục tiêu quốc gia cho giai đoạn 2026-2030.

Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng nhất trí với nhiều đại biểu khác là cần làm rõ tiêu chí lựa chọn huyện, điều kiện để thực hiện cơ chế này.

“Thời gian qua, Quốc hội đã ban hành nhiều nghị quyết đặc thù và cơ chế thí điểm cho các địa phương, lĩnh vực đặc thù khi triển khai thực hiện gặp khó khăn, vướng mắc. Đề nghị Quốc hội sớm ban hành một nghị quyết riêng để tháo gỡ những khó khăn này, thay vì ban hành nhiều nghị quyết, cơ chế đặc thù cho các địa phương, lĩnh vực khác nhau”, đại biểu Hoàng Văn Cường kiến nghị.

Phân cấp mạnh mẽ 

Thảo luận tại tổ về nội dung này, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang chia sẻ, dự thảo nghị quyết thể hiện các cơ chế mạnh mẽ chưa từng có. Trong 8 cơ chế, một số nội dung vẫn để hai phương án.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang.

"Nếu như Quốc hội bấm nút thông qua, cho dù có lựa chọn phương án nào, chúng tôi vẫn cho là thành công. Bởi 8 cơ chế trình đều khác với luật, vượt lên trên luật”, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nói.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh, 3 chương trình mục tiêu quốc gia rất phức tạp, đan xen, thậm chí xung đột với nhau, nếu không gỡ không làm được.

Chính vì vậy, nếu nghị quyết được thông qua thì sẽ giải quyết được căn cơ, chỉ còn “nợ” một vấn đề, đó là chương trình phát triển kinh tế xã hội của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vì phải thay đổi chủ trương đầu tư nhưng làm chưa kịp.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại tổ.

Toàn cảnh phiên thảo luận tại tổ.

Nguyên tắc lớn nhất của các cơ chế, chính sách mà Chính phủ kiến nghị Quốc hội là phân cấp mạnh, tăng cường năng lực của cơ sở và đòi hỏi tăng cường kiểm tra, giám sát, trong đó, có trách nhiệm của đại biểu Quốc hội, có thể bổ sung thêm trách nhiệm của mặt trận tổ quốc.

Điều Phó Thủ tướng băn khoăn là liệu khi phân cấp cho huyện, hay cho cấp xã như ý kiến một số đại biểu thì huyện, xã có kham nổi hay không? "Vì không khéo chúng ta sẽ mất cán bộ. Điện thoại của tôi nhận được rất nhiều tin nhắn của các cán bộ ở huyện, xã "xin Phó thủ tướng đừng giao". Nên đâu đó cũng còn có sự phân vân về phân cấp đến đâu.

Phó Thủ tướng cũng lưu ý, hầu hết nội dung Chính phủ trình không phải cơ chế thí điểm mà là cơ chế đặc thù. Thí điểm là cho áp dụng phạm vi nhỏ sau đó rút kinh nghiệm, có thể mở rộng. Còn ở dự thảo, chỉ nội dung liên quan lựa chọn một huyện thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp trong giai đoạn 2024 - 2025.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Không có cơ chế kiểm soát, rất khó xem xét trách nhiệm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714422314 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714422314 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10