Không để Việt Nam trở thành “trung tâm” vận chuyển hàng hóa lẩn tránh xuất xứ

Diendandoanhnghiep.vn Trong bối cảnh Mỹ nâng thuế với nhiều nhóm hàng của Trung Quốc, nếu không cẩn thận Việt Nam có thể trở thành điểm chuyển tải bất hợp pháp, gây ra nhiều hệ lụy đối với nền kinh tế.

Chiều 15/11, Tổ công tác của Chính phủ do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng làm tổ trưởng đã có buổi làm việc với các bộ, cơ quan liên quan về tình hình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và công tác phòng chống gian lận xuất xứ.

Toàn cảnh buổi làm việc của tổ công tác với các bộ, cơ quan liên ngành.

Toàn cảnh buổi làm việc của tổ công tác với các bộ, cơ quan liên ngành.

Tham dự buổi làm việc có đại diện của các bộ: Công Thương, Tài chính, Khoa học và Công nghệ; Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và các vụ thuộc Văn phòng Chính phủ.

Hiện tại, hoạt động cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam được thực hiện bởi Bộ Công Thương và VCCI, trong đó tất cả các loại C/O ưu đãi về thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do (FTA) do Bộ Công Thương cấp.

Theo báo cáo của Bộ Công Thương, 10 tháng đầu năm 2019, các cơ quan, tổ chức cấp C/O ưu đãi đã cấp trên 882.000 bộ C/O các loại, trị giá hơn 59 tỷ USD, tăng 9% về số lượng hồ sơ và tăng 34% về kim ngạch hàng hóa được cấp C/O ưu đãi so với cùng kỳ năm 2019.

Phó Tổng cục trưởng Hoàng Việt Cường

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường.

Tại buổi làm việc Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường, những năm gần đây, một số nhóm mặt hàng có nguy cơ gian lận, giả mạo xuất xứ theo chiều hướng gia tăng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại và linh kiện; nhôm và các sản phẩm từ nhôm; sắt thép và các sản phẩm sắt thép; xe đạp, xe đạp điện; gỗ và các sản phẩm từ gỗ; dệt may, da giày, túi xách; thủy sản; giấy và các sản phẩm từ giấy…

Các phương thức, thủ đoạn gian lận, giả mạo xuất xứ hiện nay, như: Hàng hóa được sản xuất tại nước ngoài, khi nhập khẩu về Việt Nam đã ghi sẵn dòng chư “Made in Vietnam” hoặc trên sản phẩm, bao bì sản phẩm, phiếu bảo hành đều ghi bằng tiếng Việt các thông tin về nhãn hiệu, địa chỉ trụ sở, trang web, trung tâm bảo hành tại Việt Nam; Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài, dán nhãn hàng hóa hoặc ghi xuất xứ hàng hóa trên bao bì, sản phẩm được sản xuất tại nước ngoài như “Made in China” nhưng khi đưa ra lưu thông, tiêu thụ nội địa, doanh nghiệp bóc nhãn hàng hóa dán trên bao bì, sản phẩm và thay nhãn mới ghi “Made in Vietnam” hoặc “sản xuất tại Việt Nam” hoặc “xuất xứ Việt Nam”.

Thành lập nhiều công ty, mỗi công ty nhập khẩu một số cụm linh kiện, phụ tùng hoặc bộ phận tháo rời để lắp ráp hoặc bán cho công ty khác thực hiện gia công, lắp ráp công đoạn đơn giản không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định nhưng vẫn ghi sản xuất tại Việt Nam hoặc xuất xứ Việt Nam để tiêu thụ thị trường trong nước nhằm đánh lừa người tiêu dùng hoặc xuất khẩu.

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh

Về phần mình, Thứ trưởng Khánh đánh giá tình hình gian lận xuất xứ và các mặt hàng có nguy cơ gian lận xuất xứ, chống lẩn tránh, hơn 20 năm qua, Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều FTA nhưng tỷ lệ gian lận xuất xứ trong xuất khẩu vào các thị trường này là không đáng kể.

Chỉ khi mức chênh lệch thuế nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ Việt Nam và hàng hóa có xuất xứ nước khác là rất lớn hoặc mức chênh lệch thuế tuy nhỏ nhưng dung lượng thị trường nhập khẩu lại rất lớn nên lợi ích bất chính thu được là đủ lớn thì mới xuất hiện động cơ gian lận.

Hiện nay, các mặt hàng nguy cơ bị gian lận xuất xứ gồm 25 mặt hàng, tập trung vào các sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ, EU và Canada (gỗ dán, đá nhân tạo, giá để đồ bằng sắt, đệm mút, xe đạp điện, lốp xe tải và xe khách, thép chống ăn mòn, vành thép không gỉ, thép tấm cán nóng, sản phẩm đúc bằng gang, xơ sợi tổng hợp, thép chống ăn mòn, ruy băng trang trí…).

Để hạn chế tình trạng này, Thứ trưởng Khánh đã đưa ra kiến nghị yêu cầu Tổng cục Hải quan phối hợp, cung cấp dữ liệu, nhập khâỉ, cho các cơ quan tổ chức cấp C/O, cung cấp dữ liệu, thông tin về C/O nhập khẩu cho Bộ Công Thương.

Đồng thời, Bộ Công Thương cũng đề nghị VCCI thực hiện ngay việc kết nối, chia sẻ dữ liệu cấp C/O với Bộ Công Thương. Đề xuất sửa đổi khung hình phạt quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính theo hướng nặng chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực xuất xứ hàng hóa. Theo đó, phạt tiền gấp nhiều lần mức chênh lệch thuế tính theo giá trị lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu đối với hành vi sử dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ giả.

Về phía Bộ Công Thương, Thứ trưởng Khánh cho biết, bộ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan, tổ chức được ủy quyền cấp C/O tăng cường hiệu quả công tác cấp và kiểm tra C/O, thường xuyên theo dõi Danh sách các mặt hàng có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh thuế được Bộ Công Thương thông báo và cập nhật hàng tháng.

Tăng cường kiểm tra chặt chẽ hồ sơ đề nghị cấp C/O cho hàng hóa xuất khẩu để phòng chống các hành vi gian lận xuất xứ.

Tuyên truyền, phổ biến tới các cơ quan, tổ chức cấp C/O và cộng đồng doanh nghiệp để nắm vững các quy tắc xuất xứ hàng hóa.

Tăng cường công tác hậu kiểm, xác minh xuất xứ và chế độ lưu trữ. Đồng thời, theo dõi sát tình hình xuất khẩu, nhập khẩu, một số mặt hàng có nguy cơ gian lận thương mại, giả mạo xuất xứ để lẩn tránh thuế, kịp thời đề xuất biện pháp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Không để Việt Nam trở thành “trung tâm” vận chuyển hàng hóa lẩn tránh xuất xứ tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714152104 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714152104 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10