Không thể dựng rào cản với mô hình kinh tế chia sẻ

Diendandoanhnghiep.vn Minh bạch trong giá cước, lộ trình, chất lượng phục vụ được nâng cao là những lợi ích mà mô hình kinh doanh mới như Grab đem lại đã được xã hội thừa nhận.

Do đó cần có cơ chế riêng để quản lý các đơn vị cung cấp nền tảng này, không quy chiếu vào những chủ thể theo mô hình truyền thống.

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Giao thông Vận tải ngày 5/6 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, năm 2018 và 4 tháng đầu năm 2019, 9 doanh nghiệp vận tải lớn trong đó có Grab, Fastgo Việt Nam... kê khai phải nộp 437 tỷ đồng tiền thuế và các doanh nghiệp này đã nộp 415 tỷ đồng.

p/Cần tạo hành lang pháp lý thông thoáng, phù hợp để các loại hình kinh tế chia sẻ thực hiện kết nối, phục vụ lợi ích của người dân, xã hội.

Cần tạo hành lang pháp lý thông thoáng, phù hợp để các loại hình kinh tế chia sẻ thực hiện kết nối, phục vụ lợi ích của người dân, xã hội.

Xác định cách nộp thuế

Trong đó, thông báo xác nhận số 195/TB-CCT-KK, KTT&TH từ cơ quan quản lý thuế trực tiếp đối với Grab (Chi cục Thuế quận 10, TPHCM) cho biết, Grab đã đóng góp hơn 441 tỷ đồng tiền thuế và mức đóng thuế của Grab tăng trưởng đều đặn qua các năm.

Còn đối với Công ty cổ phần Ánh Dương – Vinasun, Báo cáo tài chính Quý 4/2018 của doanh nghiệp này cho biết, phần nghĩa vụ thuế phải nộp chỉ ở mức 144 tỷ đồng, có nghĩa chỉ bằng 1/3 Grab.

Về cách thu thuế, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết, đã nghiên cứu, áp dụng tối đa quy định luật thuế hiện hành để thu thuế xe hợp đồng điện tử. Theo đó, pháp luật về thuế đã áp dụng thống nhất giữa các loại hình doanh nghiệp về thuế suất, điều kiện ưu đãi, chế độ miễn giảm...

Cụ thể, doanh nghiệp xác định được doanh thu, chi phí, thu nhập doanh nghiệp như Grab, Mai Linh, Vinasun... sẽ được áp dụng phương pháp kê khai thuế. Còn nhà thầu nước ngoài như Uber xác định được doanh thu nhưng không xác định được chi phí... nên cơ quan thuế phải sử dụng phương pháp tỷ lệ ấn định trên doanh thu hoặc tỷ lệ thuế giá trị gia tăng (VAT) và thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu...

  Với Uber Việt Nam, Cục Thuế TP HCM kiểm tra thuế tại Uber giai đoạn 2015-2016, và truy thu 66,7 tỷ đồng. Tới 31/8/2018 - tuy đã rút khỏi khu vực Đông Nam Á - nhưng DN này đã nộp đủ.

Các biện pháp này, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, là đảm bảo công bằng hoạt động trong nộp thuế của các doanh nghiệp.

Đồng thời, Bộ trưởng Dũng cũng cho biết, sẽ triển khai bổ sung trong Luật Quản lý thuế và các pháp luật liên quan về vấn đề nâng cao khả năng thu thuế từ doanh nghiệp công nghệ.

Từ cách tính thuế trên của Bộ Tài chính, có thể thấy Bộ Tài chính đang xem doanh nghiệp kinh doanh taxi công nghệ như một loại hình kinh doanh vận tải.

Xác định cách quản lý

Cách kiểm tra chống thất thu thuế trên của Bộ Tài chính cũng giống như những đề nghị của Bộ Thông tin Truyền thông (TTTT) nêu trong góp ý sửa đổi Nghị định 86 về quản lý dịch vụ vận tải bằng hợp đồng điện từ.

Cụ thể, Bộ TTTT đề nghị cơ quan quản lý cần sử dụng chính công nghệ để quản lý và gám sát đối với các loại hình này. Ví dụ như cơ quan quản lý hoàn toàn có thể yêu cầu đơn vị cung cấp nền tảng đảm bảo khả năng truy cập vào dữ liệu những xe vận tải đang tham gia mô hình hoặc yêu cầu đơn vị nền tảng chỉ đề xuất lộ trình cho xe hợp đồng đúng quy định về tuyến đường và thời gian vận chuyển…

Tuy nhiên, khác với Bộ Tài chính và Bộ GTVT, Bộ TTTT lại cho rằng, cần xem những đơn vị cung cấp nền tảng (platform) như Grab, Go-Viet… là một chủ thể riêng biệt, ngoài những chủ thể được quy định hiện nay. Grab, Go-Viet là "Đơn vị cung cấp nền tảng kinh doanh vận tải là đơn vị kết nối giữa đơn vị vận tải và hành khách, sử dụng công nghệ số giúp hành khách có nhu cầu vận tải tìm được đơn vị vận tải có khả năng cung cấp. Tất cả các giao dịch đều diễn ra trong môi trường số".

Xét trong bối cảnh hiện nay, định nghĩa này của Bộ TTTT là sát nhất với những dịch vụ mà Grab, Go-Việt đang triển khai.

Theo đó, với việc liên kết với các ngân hàng và các loại hình ví điện tử như Momo, Moca…, Grab đang mở rộng các mảng dịch vụ của mình bao gồm cả dịch vụ giao hàng, "ship" đồ ăn, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn...

Có thể thấy, hiện Grab không chỉ thuần túy là hoạt động của một hãng đăng ký để chở hành khách như taxi truyền thống mà kết nối bởi rất nhiều yếu tố và chủ thể khác nhau.

Do đó, cách tính thuế chỉ trong mảng vận chuyển hành khách hàng hiện nay đã không thể bao quát hết “tầm hoạt động” của Grab, Go-Việt.

Thực tế, thời gian qua, đã có nhiều loại hình dịch vụ của mô hình kinh tế chia sẻ, khai thác các yếu tố tài nguyên sẵn có của người dùng đầu cuối, kết hợp với nền tảng công nghệ để vận hành trên các hãng di động, đặc biệt là điện thoại thông minh. Các dịch vụ này càng ngày lan tỏa và không thể ngăn cản.

Vấn đề là, Nhà nước cần định danh các dịch vụ này thế nào và tạo hành lang pháp lý chuẩn mực, thông thoáng, phù hợp ra sao để các loại hình này đi vào cuộc sống, giúp các doanh nghiệp thực hiện kết nối, phục vụ lợi ích của người dân, xã hội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Không thể dựng rào cản với mô hình kinh tế chia sẻ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714185099 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714185099 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10