“Liều thuốc” thận trọng tăng trưởng

Diendandoanhnghiep.vn Khó khăn đang hiện hữu với nền kinh tế nhưng điều đó không có nghĩa chúng ta chấp nhận bước lùi và để mất đà tăng trưởng có thể tốt hơn thực tại…

Việt Nam là nền kinh tế đang phát triển, dựa đáng kể vào XK và FDI, do vậy chịu nhiều hệ lụy cả trực tiếp và gián tiếp từ đại dịch COVID-19.

Theo chuyên gia của Viện Nghiên cứu CIEM, dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam sẽ trong kịch bản: Tăng trưởng 2,1%, hoặc lạc quan hơn với mức tăng trưởng 2,6%. Các kịch bản của CIEM đều thấp hơn mức ở nấc kịch bản lạc quan mà các định chế quốc tế đã đưa ra dự báo trước đó.

Số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO) vừa công bố, trong 6 tháng đầu năm 2020 cho thấy, kinh tế Việt Nam đang vô cùng khó khăn. Tác động của đại dịch COVID-19 khiến 30,8 triệu người lao động từ 15 tuổi trở lên bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.

Việt Nam có khoảng 76,6% dân số tham gia lực lượng lao động (hơn 54 triệu lao động ở độ tuổi từ 15 tuổi trở lên có việc làm). Có nghĩa, có tới ½ lực lượng lao động có việc làm trên toàn quốc thất nghiệp, giãn việc...

Tuy nhiên, việc công bố 30,8 triệu lao động khó khăn do COVID-19, GSO cần tách bạch rõ ràng nhóm thất nghiệp, nhóm giãn việc, nhóm bị ảnh hưởng… cụ thể. Số liệu thống kê càng đầy đủ thì dự báo các kịch bản phát triển càng sát là cơ sở cho các định hướng, chính sách phù hợp thực tiễn hơn.

Dù đạt tăng trưởng cao hơn mặt bằng quốc gia các khu vực châu Á, tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 1,81%%, vẫn thấp nhất trong vòng 12 năm trở lại đây. Tuy nhiên ngay trong đỉnh dịch mà Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng GDP có lạc quan, thì trong 2 quý còn lại của năm, với nỗ lực thúc đẩy đầu tư công còn dư địa, sự thích nghi với bình thường mới của nhất loạt các lĩnh vực/ ngành kinh tế, quan trọng không kém là chính sách điều hướng mở cửa kinh tế, giao thương có mức độ và có kiểm soát chặt để hạn chế dịch quay trở lại, nếu không có gì biến động, tăng trưởng GDP 2 quý còn lại của năm cũng không thể hạn hẹp ở mức thấp 0,2% - 1%.

Chúng ta hoàn toàn có quyền đặt mục tiêu để phấn đấu ở mức cao hơn, ít nhất ở khoảng 3,5% như một dự báo khách quan với cảnh báo rủi ro khá đầy đủ, đặt trong bối cảnh FDI và các thị trường nhập khẩu thu hẹp, như TS Vũ Thành Tự Anh -Giám đốc Chương trình Fulbright đã đưa ra.Tuy nhiên ngay trong đỉnh dịch, Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng GDP lạc quan, thì trong 2 quý còn lại của năm, với nỗ lực thúc đẩy đầu tư công còn dư địa, sự thích nghi với khủng hoảng dịch của các lĩnh vực, ngành kinh tế và các chính sách đều hướng tới mở cửa kinh tế, giao thương, tăng trưởng GDP 2 quý còn lại của năm cũng không thể hạn hẹp ở mức thấp 0,2% - 1%.

Chúng ta hoàn toàn có quyền đặt mục tiêu để phấn đấu ở mức cao hơn, ít nhất ở khoảng 3,5% như một dự báo khách quan với cảnh báo rủi ro khá đầy đủ, đặt trong bối cảnh FDI và các thị trường nhập khẩu thu hẹp.

Tất nhiên, bên cạnh sự tin tưởng và quyết tâm vượt thách thức tăng trưởng, việc “bốc một liều thuốc thận trọng” cho nền kinh tế cũng giúp chúng ta nhìn nhận đúng các thách thức của nền kinh tế. Và điều đó là cần thiết để các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động càng “nghiêng xuống” – gần thực tế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Liều thuốc” thận trọng tăng trưởng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714174917 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714174917 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10