“Lỗ hổng” trong quản lý kinh doanh online: Ai là người chịu thiệt?

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ trong thời gian qua, thế nhưng, công tác quản lý hoạt động kinh doanh online vẫn đang cho thấy nhiều “lỗ hổng”, tiềm ẩn rủi ro cho người tiêu dùng…

Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), năm 2019, tốc độ tăng trưởng ngành thương mại điện tử (TMĐT) đạt trên 32%, cả giai đoạn 2016 - 2019, đều đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 30%. Trong đó, quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng năm 2019 đạt khoảng 11,5 tỷ USD, dự báo, năm 2020, sẽ tiếp tục duy trì trên 30% và quy mô thị trường này sẽ vượt con số 15 tỷ USD.

Thực tế, với nhiều ưu điểm trong thời công nghệ 4.0, bán hàng online trở thành mảnh đất màu mỡ với người kinh doanh, thuận tiện với người tiêu dùng khi chỉ cần “lướt” mạng là đã có thể mua được hàng hóa cần thiết, song hành với phương pháp bán hàng truyền thống, không ít cơ sở, doanh nghiệp đã mở rộng kinh doanh trên nền tảng online.

Với nhiều ưu điểm phát triển trong thời công nghệ, tuy nhiên, hoạt động kinh doanh online lại trở thành mảnh đất cho hàng giả, hàng kém chất lượng... - Ảnh: QLTT

Với nhiều ưu điểm phát triển trong thời công nghệ, tuy nhiên, hoạt động kinh doanh online lại trở thành mảnh đất cho hàng giả, hàng kém chất lượng... - Ảnh: QLTT

Bên cạnh hàng loạt các “chợ điện tử” như: Ebay, Lazada, Tiki, Sendo... được cấp phép hoạt động TMĐT, lĩnh vực kinh doanh online còn có sự góp mặt của các mạng xã hội như: Facebook, Zalo,… cũng chính từ đây, không ít cá nhân, tổ chức đã lợi dụng xu thế này để tiêu thụ hàng giả, hàng kém chất lượng,...

Thời gian gần đây, các cơ quan chức năng đã liên tiếp phát hiện và bắt giữ hàng loạt các trường hợp kinh doanh trên mạng có dấu hiệu vi phạm như kho hàng tại Lào Cai, chứa hàng trăm nghìn sản phẩm giả mạo nhãn hiệu; hay mới nhất là một kho hàng khác tại tỉnh Quảng Ninh với 509 kiện hàng quần áo nhập lậu;…  

Thực trạng này đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh không chỉ với các cơ quan quản lý mà còn đối với chính những người tiêu dùng khi mua hàng online. Ngoài ra, tình trạng nhiều website giả mạo doanh nghiệp uy tín để cung cấp thông tin sai lệch về hàng hóa, dịch vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng, doanh nghiệp cũng đang trở lên ngày một phổ biến, khiến dư luận vô cùng quan ngại khi mua hàng online và không biết kêu ai nếu mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, cuối cùng, không ai khác, chính những người tiêu dùng sẽ là người đầu tiên chịu thiệt.

Theo các chuyên gia, sở dĩ hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng chọn môi trường kinh doanh online, TMĐT là bởi hiện nay, công tác quản lý trong lĩnh vực này đang tồn tại nhiều “lỗ hổng”, việc để thực trạng này tồn tại gây nhức nhối thời gian qua không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của người tiêu dùng, mà còn gây thất thu thuế cho ngân sách Nhà nước.

Liên tiếp triệt phá các kho hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh online đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh không chỉ với cơ quan quản lý mà còn đối với người tiêu dùng - Ảnh: LĐ

Liên tiếp triệt phá các kho hàng phục vụ cho hoạt động kinh doanh online đang gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh không chỉ với cơ quan quản lý mà còn đối với người tiêu dùng trong việc lựa chọn, mua sản phẩm trên không gian mạng - Ảnh: LĐ

Thông tin với báo chí, Trưởng ban Chính sách vĩ mô (CIEM) - Nguyễn Anh Dương, từng cho rằng, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về TMĐT của Việt Nam được hình thành từ năm 2005, thể hiện trong 3 đạo luật: Luật Giao dịch điện tử năm 2005; Luật Thương mại năm 2005 và Luật Công nghệ thông tin năm 2006, các điều khoản quy định khá rõ ràng và chi tiết trong việc quản lý, cung cấp sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet; quản lý tên miền; bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng trong TMĐT.

“Nhưng trong thực tế vẫn còn những khoảng trống đáng kể về tính pháp lý liên quan đến chứng từ, hợp đồng, hóa đơn điện tử… bên cạnh đó, chính sách khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt vẫn chưa phát huy tác dụng như mong muốn”, ông Dương nhấn mạnh.

Còn theo ông Trần Hữu Linh – Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, việc đăng ký bán hàng trên nền tảng Internet và website dịch vụ thương mại điện tử ngày càng thuận lợi, bất kỳ cá nhân hay doanh nghiệp nào đều có thể dễ dàng đăng ký tài khoản để bán hàng trên website, mạng xã hội hoặc tạo ra ứng dụng di động để bán hàng. Trong khi các cơ sở kinh doanh truyền thống thông thường phải trải qua một số điều kiện nhất định như đăng ký kinh doanh, đăng ký địa điểm bán hàng, đăng ký thuế, điều kiện về kho chứa hàng hóa… thì kinh doanh trực tuyến thường lại không bị kiểm soát chặt chẽ ở các khâu này.

“Do vậy, các đối tượng vi phạm đã lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh các loại hàng giả, hàng kém chất lượng, trốn thuế, nhất là tại các quốc gia đang phát triển nơi người dân có thu nhập thấp, thiếu hiểu biết, chế tài pháp lý và thực thi pháp luật còn nhiều bất cập, hạn chế. Tình trạng này gây nhiều thiệt hại cho người tiêu dùng, doanh nghiệp chủ thể về quyền, môi trường kinh doanh cũng như nguồn thu thuế của Chính phủ”, ông Linh nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Lỗ hổng” trong quản lý kinh doanh online: Ai là người chịu thiệt? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714143531 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714143531 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10