Mở lối cho công nghiệp hỗ trợ: Nâng cấp hạ tầng R&D

Diendandoanhnghiep.vn Nền tảng công nghiệp hỗ trợ đặc biệt là các sản phẩm có tính nghiên cứu - phát triển (R&D) tại Việt Nam hiện nay đang rất yếu, gần như không có và phụ thuộc hẳn vào các doanh nghiệp nước ngoài.

bài trước, chúng tôi đã thông tin về ngành dệt may Việt Nam dù rất mạnh dệt và may nhưng khâu nhuộm yếu khiến như 1 chiếc kiềng chỉ có 2 chân.

 Thông qua việc mua bản quyền, VinGroup sẵn sàng cho bước chuyển sản xuất các sản phẩm R&D của mình. Ảnh: H.Anh

Thông qua việc mua bản quyền, VinGroup sẵn sàng cho bước chuyển sản xuất các sản phẩm R&D của mình. Ảnh: H.Anh

Để tiếp tục mở lối cho công nghiệp hỗ trợ, để hưởng lợi nhiều hơn trong chuỗi giá trị cung ứng toàn cầu, người Việt phải tham gia nhiều hơn vào công tác thiết kế các thiết bị quan trọng cho điện thoại di động, hoặc các thiết bị điện tử.

Nhưng có một sự thật là các doanh nghiệp như Samsung nếu tuyển dụng các kỹ sư Việt Nam đều phải có chương trình đào tạo lại từ đầu để thích ứng với môi trường của doanh nghiệp. Phần lớn các kỹ sư Việt Nam hiện nay đang ở mức độ tiếp thu công nghệ và ứng dụng.

Lý thuyết được xây dựng trên thực tiễn, muốn có được lớp kỹ sư biết xây dựng, sáng tạo thay vì tiếp thu, ứng dụng thì Việt Nam cũng cần có cơ sở hạ tầng đặt ra những nhu cầu cho các kỹ sư.

Các cơ sở hạ tầng này, như ở Samssung, là chuỗi công nghiệp hỗ trợ để sản xuất điện thoại. Các công nghiệp hỗ trợ này phát triển sẽ kéo theo kéo theo những yêu cầu kỹ thuật cao phải phát triển tương ứng.

Mô hình điển hình nhất của phát triển công nghiệp hỗ trợ tiến tới R&D tại Việt Nam là VinGroup với 2 dòng sản phẩm xe Vinfast và điện thoại VinSmart.

Trong lĩnh vực xe điện, Vinsfast mua bản quyền sản xuất công nghệ pin lithium của LG. Nhờ đó, VinGroup sẽ có dây chuyền sản xuất pin lithium riêng, có được nhiều chuyên gia hàng đầu, đào tạo được lớp nhân lực mới phù hợp với công nghệ phát triển để sẵn sàng cho bước chuyển sản xuất các sản phẩm R&D của mình.

Hay hệ sản phẩm của Vinsmart đều dựa trên nền tảng nhập ngoại, hoàn thành chuối công nghiệp hỗ trợ của riêng VinGroup, từ đấy thúc đẩy R&D. Tuy nhiên, quá trình này của VinGroup mới chỉ diễn ra trong vòng 3 năm và đang chỉ ở mức bắt đầu nghiên cứu. Để VinGroup có thể có một sản phẩm R&D của riêng mình thì vẫn còn phải mất thêm nhiều nhiều thời gian nữa.

Nhưng đó là con đường phát triển cho công nghiệp hỗ trợ Việt Nam nếu muốn trở thành một trung tâm R&D.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Mở lối cho công nghiệp hỗ trợ: Nâng cấp hạ tầng R&D tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714365826 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714365826 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10