NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 3) Đổi mới sáng tạo, mạnh mẽ để thích nghi

Diendandoanhnghiep.vn Doanh nghiệp Việt Nam cần tận dụng và phát huy các lợi thế để tăng trưởng bền vững trong giai đoạn nhiều khó khăn, thách thức hiện nay.

>> NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 1) Tiếp cận mới về năng lực cạnh tranh

fd

PGS Trần Phương Trà - Chuyên ngành Quản trị Chiến lược, Giám đốc chương trình thạc sĩ QTKD, Trường Kinh doanh IPAG (Paris, Pháp); Giám đốc mạng lưới chính sách kinh tế EPNet, AVSE Global.

Nền kinh tế Việt Nam có sự phục hồi mạnh, được bạn bè quốc tế đánh giá cao, xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam ở mức "ổn định" và "tích cực". Tuy nhiên, sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt còn hạn chế. Tại Diễn đàn “Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - phục hồi và phát triển bền vững” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức, các diễn giả đều nhận định, khó khăn lại chính là cơ hội để doanh nghiệp thay đổi, bứt phá thông qua các giải pháp tăng năng lực cạnh tranh để phục hồi và phát triển bền vững.

PGS Trần Phương Trà - Chuyên ngành Quản trị Chiến lược, Giám đốc chương trình thạc sĩ QTKD, Trường Kinh doanh IPAG (Paris, Pháp); Giám đốc mạng lưới chính sách kinh tế EPNet, AVSE Global - nhấn mạnh: Tăng trưởng xanh là xu hướng. Việt Nam cũng đưa ra chiến lược tăng trưởng xanh và chuyển đổi số là công cụ để phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có khả năng đổi mới sáng tạo mạnh mẽ để bảo đảm thích ứng với sự biến đổi hiện tại. Trong quá trình chuyển đổi, doanh nghiệp cần tập trung vào việc tạo ra những giá trị khác biệt.  

Bà Trà đánh giá, những doanh nghiệp tìm ra "kim chỉ nam" trong việc làm thế nào tạo ra giá trị cho khách hàng, cho nhân viên và cho những nhà cung cấp sẽ tạo ra hiệu suất cao ngoại lệ hơn so với các doanh nghiệp khác. Trong bối cảnh vĩ mô hiện nay, nhu cầu của người tiêu dùng đang thay đổi rất nhanh.

Đánh giá về mức độ sẵn sàng của các doanh nghiệp trên thế giới, bà Trà cho biết, hiện đã có Bộ chỉ số đánh giá mức độ trưởng thành kỹ thuật số độc lập đầu tiên trên thế giới dành cho các nhà sản xuất (SIRI), bao gồm 3 trụ cột: quy trình - công nghệ - tổ chức với các cấu phần nhỏ, giúp người quản lý có thể bao quát các mặt mà doanh nghiệp cần quan tâm trong quá trình đổi mới sáng tạo.

Nhìn vào dữ liệu thống kê của bộ chỉ số SIRI vào năm 2022, những nhóm ngành có mức độ trưởng thành lớn nhất gồm công nghệp bán dẫn, thiết bị điện tử, năng lượng và hóa chất, dược phẩm. Trong năm 2022, ngành logistics cũng có sức tăng trưởng ấn tượng nhờ sự phát triển của các sàn thương mại điện tử và nhu cầu mua sắm online trong thời đại dịch.

Bà Trà lưu ý rằng, các chủ đề được ưu tiên, dù là tập đoàn đa quốc gia hay các doanh nghiệp nhỏ, thì sự ưu tiên lớn nhất là năng suất, sau đó là chất lượng sản phẩm. Nhưng với nhóm doanh nghiệp xuất sắc nhất gồm các tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp top đầu tập trung vào tốc độ và sự linh hoạt.

“Do đó, những chủ đề ưu tiên trong quá trình chuyển đổi của doanh nghiệp cũng cần tập trung vào việc tạo ra những giá trị khác biệt cho doanh nghiệp”, bà Trà nhấn mạnh.

Dẫn chứng bài học từ tập đoàn hàng đầu của Pháp là Thales, bà Trà phân tích, tập đoàn này đã tập trung vào từng cá nhân trong doanh nghiệp. Họ mời các nhân viên của mình tham gia vào các cuộc thi, đóng góp ý tưởng… để cải thiện bộ máy vận hành, xây dựng tương tác, đồng thời tạo tương tác giữa người và máy.

>> NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 2) Định hướng mới của quản trị công ty

fd

Diễn đàn “Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - phục hồi và phát triển bền vững” do Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Viện Thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam (VIOD) tổ chức.

Đặc biệt, Thales đã sử dụng nền tảng bán lẻ trực tuyến như một lợi thế cạnh tranh để hỗ trợ các mục tiêu ngắn hạn, đồng thời đối phó với các thách thức trong tương lai.

Từ những kinh nghiệm quốc tế, bà Trà rút ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần áp dụng tư duy luôn luôn tạo ra giá trị. Bên cạnh đó, cần xây dưng các kế hoạch hành động cụ thể, xác định ưu tiên các chương trình tạo ra giá trị cho doanh nghiệp như với tăng trưởng xanh, cần đánh giá tính bền vững,…

Với khía cạnh tổ chức, đổi mới sáng tạo cần gắn liền với tổ chức, gắn với chiến lược để vận hành có tính hệ thống. Trong đó, bà Trà nhấn mạnh, văn hóa sáng tạo, khởi nghiệp là môi trường tạo tiền đề cho những đổi mới sáng tạo về quy trình, sản phẩm và công nghệ.

Ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (Eurocham) cho biết, hiện nay Eurocham đang triển khai một số chương trình tăng cường liên kết giữa cộng đồng doanh nghiệp hai bên như các hoạt động kết nối để các doanh nghiệp có thể nắm bắt các thông lệ châu Âu đang triển khai; các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam tiếp cận thị trường, xúc tiến bán hàng; các chương trình đào tạo về các quy định mà doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt…

Việt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ tại hội nghị COP26, do đó, ông Minh cho rằng, các chiến lược, mô hình kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới cần thay đổi và điều chỉnh và gắn với chữ “xanh”. Đổi mới sáng tạo cũng là một lĩnh vực được doanh nghiệp châu Âu quan tâm. Eurocham đang trong quá trình thành lập tiểu ban đổi mới sáng tạo, bao gồm các thành viên là những tập đoàn hàng đầu châu Âu, start up và những chuyên gia  để cung cấp những hỗ trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam.

Đồng tình, bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát chia sẻ, Tân Hiệp Pháp đã chủ động đầu tư vào các hệ thống công nghệ thông tin và công nghệ quản trị để cải tiến doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng đã tận dụng cơ hội từ đại dịch để đẩy mạnh chuyển đổi số

Yếu tố con người cũng là một khía cạnh được bà Phương nhấn mạnh. Theo đó, các doanh nghiệp cần khuyến khích các nhân viên phát triển bản thân, vượt qua giới hạn để từ đó tạo ra giá trị lớn hơn cho chính mình và cho tổ chức.  

Kỳ 3: Chuyển đổi số với 6 trụ cột

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP: (Kỳ 3) Đổi mới sáng tạo, mạnh mẽ để thích nghi tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714489983 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714489983 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10