“Nghị định 10” có quản lý được kinh doanh xe công nghệ?

Diendandoanhnghiep.vn Sự ra đời của Nghị định 10/2020/NĐ-CP quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô sẽ chấm dứt những tranh cãi trong việc định danh các loại hình kinh doanh kiểu mới.

Ông Ngô Vĩnh Bạch Dương, Trưởng phòng Pháp Luật, Viện Nhà nước và Pháp luật đã khẳng định như vậy khi trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp. 

Nghị định 10/2020/NĐ-CP (Nghị định 10) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/4/2020. Tại Nghị định này nhiều quy định sẽ thay đổi với loại hình kinh doanh xe công nghệ và taxi truyền thống.

-So với Nghị định cũ, Nghị định này có những điểm nào đặc biệt, thưa ông?

Thứ nhất, Nghị định 10 đã phân định rõ giữa khái niệm đơn vị kinh doanh vận tải và đơn vị chỉ cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải.

Ví dụ, chiếu theo quy định như trên, thì các đơn vị cung cấp phần mềm kết nối vận tải hiện nay nếu thực hiện các công đoạn (trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe hoặc quyết định giá cước vận tải) thì sẽ phải đăng ký kinh doanh vận tải và hoạt động theo những quy định về điều kiện kinh doanh vận tải và chịu trách nhiệm trước pháp luật với tư cách là đơn vị kinh doanh vận tải.

Còn nếu đơn vị chỉ cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải (không trực tiếp điều hành phương tiện, lái xe; không quyết định giá cước vận tải) phải chấp hành các quy định tại khoản 1 Điều 35 của Nghị định 10; Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chủ trì, phối hợp cùng Bộ Công Thương, Bộ Công an và Bộ GTVT quản lý và hướng dẫn đơn vị cung cấp phần mềm ứng dụng hỗ trợ kết nối vận tải quy định tại Điều 35.

Nếu điều này được đưa vào áp dụng thì Grab và Uber cũng phải đăng ký như một đơn vị kinh doanh vận tải.

Thứ hai, Nghị định 10 đã bổ sung hoặc điều chỉnh một số nội dung quy định nhằm xử lý hiệu quả hơn tình trạng “xe dù, bến cóc” và “xe hợp đồng hoạt động trá hình xe tuyến cố định.

Cụ thể, theo quy định tại khoản 5 Điều 7 và khoản 5 Điều 8 của Nghị định 10 thì đến ngày 1/1/2022, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng thực hiện cung cấp đầy đủ các nội dung tối thiểu của hợp đồng vận chuyển qua phần mềm của Bộ Giao thông vận tải.

Nghị định 10 cũng đã bổ sung nội dung quy định lắp camera trên xe ô tô kinh doanh vận tải nhằm siết chặt quản lý hơn.

Trong lúc chờ đợi Luật Giao thông đường bộ sửa đổi thì sự ra đời của Nghị định 10 sẽ là giải pháp tình thế giúp thị trường vận tải ô tô phát triển trong thời gian tới. Và những quy định mới tại Nghị định 10 được dự đoán sẽ tác động lớn đến hoạt động kinh  doanh vận tải.

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 13 và khoản 2 Điều 14 của Nghị định 10 thì trước ngày 1/7/2021, xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên, xe công-ten-nơ, xe đầu kéo phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe (bao gồm cả lái xe và cửa lên xuống của xe) trong quá trình xe tham gia giao thông. Dữ liệu hình ảnh từ camera sẽ được cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép, bảo đảm giám sát công khai, minh bạch.
Thật ra, tôi hiểu rằng, trong lúc chờ đợi Luật Giao thông đường bộ sửa đổi thì sự ra đời của Nghị định 10 sẽ là giải pháp tình thế giúp thị trường vận tải ô tô phát triển trong thời gian tới. Và thay đổi như trên được dự đoán sẽ tác động lớn đến hoạt động kinh doanh vận tải.

-Vậy, Nghị định 10 ra đời sẽ tác động như thế nào tới thị trường vận tải ô tô, thưa ông?

Về vấn đề quản lý xe dù, bến cóc nếu đi vào thực thi một số quy định tại Nghị định 10 sẽ phần nào hạn chế được tình trạng “xe dù, bến cóc” và “xe hợp đồng hoạt động trá hình xe tuyến cố định.
Về thị trường taxi, sự ra đời của Nghị định sẽ giúp người tiêu dùng có thêm nhiều lựa chọn trong quá trình sử dụng các dịch vụ vận tải và làm chấm dứt những tranh cãi trong việc định danh và quản lý các phương thức kinh doanh kiểu mới.

Trong câu chuyện này, dường như taxi truyền thống đang được lợi nhiều hơn bởi taxi công nghệ đang buộc phải tuân theo theo những điều kiện nhất định khiến đối thủ không hào hứng và tốn chi phí kinh doanh.
Về việc quản lý các loại hình kinh doanh mới thì việc coi Grab và Uber cũng phải đăng ký như một đơn vị kinh doanh vận tải sẽ không mang thêm bất kỳ sự thuận tiện nào trong việc quản lý các loại hình kinh doanh mới nhưng lại giúp chấm dứt sự tranh cãi kéo dài trong nhiều năm.

-Nhưng rõ ràng thời gian sửa đổi Nghị định đã quá dài khiến như Việt Nam đang lỡ nhịp với kinh tế chia sẻ mà Uber, Grab chỉ là một ví dụ điển hình, thưa ông?

Để có được Nghị định 10, chúng ta đã trải qua gần 4 năm lấy ý kiến, 13 lần dự thảo với hàng trăm hội thảo lấy ý kiến. Đây đúng là một thời gian quá dài để sửa đổi một Nghị định nhưng cũng cần phải nhìn nhận rằng quản lý kinh tế chia sẻ là vấn đề không hề đơn giản. Không chỉ riêng Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng rất đau đầu.

Bắt nhịp với kinh tế chia sẻ và tận dụng cơ hội một cách nhanh chóng là điều ai cũng mong muốn, nhưng việc bắt nhịp này cần được gắn liền với câu chuyện quản lý, định danh sao cho phù hợp. Chúng ta mong muốn kinh tế chia sẻ phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bỏ mặc chúng phát triển.

Quay lại với câu chuyện của Nghị định 10 về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, hiện Nghị định 10 đã xếp các nền tảng này vào kinh doanh vận tải thực ra gọi thế cũng được, nhưng thân phận anh môi giới (các nên tảng như Uber, Grab) với anh trực tiếp cung cấp dịch vụ bằng xe của của mình (các lái xe Grab) là phải khác nhau, các điều kiện kinh doanh nếu áp dụng chung sẽ rất hài hước.

-Thật ra câu chuyện quản lý các phương thức kinh doanh kiểu mới sẽ không đơn thuần chỉ dựa vào một Nghị định. Vậy về lâu dài, ông có khuyến nghị gì để Việt Nam có thể quản lý tốt mô hình của kinh tế chia sẻ nói chung chứ không riêng gì Grab, Be…?

Từ góc nhìn của người làm nghề luật, tôi vẫn cho rằng, để quản lý tốt, cần phân loại và định danh đối tượng bị quản lý phải rõ ràng. Tuy vậy, việc ép hoạt động này hay hoạt động kia vào danh mục ngành nghề có sẵn, thực ra chỉ để tiện cho quản lý trước mắt. Trong điều kiện bùng nổ của công nghệ thông tin, có rất nhiều hoạt động, tiện ích được ra đời, thay thế cho các hoạt động truyền thống. Việc định danh, phân loại dịch vụ, vì vậy không chỉ nên tính đến làm sao quản lý cho gọn, mà phải tính đến tự do kinh doanh, tự do sáng tạo của con người. Trong trường hợp này, rạch ròi kinh tế chia sẻ và kinh tế nền tảng là điều mà tôi nghĩ.

Tôi được biết, thời gian tới, Bộ Giao thông Vận tải sẽ trình Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, trong trường hợp này các chính sách để quản lý mô hình kinh tế chia sẻ trong Luật Giao thông đường bộ sửa đổi phải thể hiện rõ tinh thần như đã nói ở trên.

- Trân trọng cảm ơn luật sư!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Nghị định 10” có quản lý được kinh doanh xe công nghệ? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714164442 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714164442 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10