Nhận diện “dư chấn” sau các cuộc đình công

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù pháp luật không ngăn cấm việc đình công để đại diện tập thể người lao động đứng ra đòi quyền lợi đề nghị chủ doanh nghiệp phải giải quyết nhưng đằng sau đó cũng còn nhiều lợi bất cập hại.

Chưa kể, việc nghe theo sự xúi dục, lôi kéo của các đối tượng “mượn gió bẻ măng” đang len lỏi, trà trộn vào các tổ chức khác nhau khiến nhiều cuộc đình công đang trở thành “công cụ” để biến tướng, trục lợi…cần báo động.

Lợi bất cập hại từ đình công tập thể

Thực tế cho thấy, đình công là hiện tượng trong đời sống lao động của một nền kinh tế thị trường ở bất kỳ một quốc gia nào cũng có thể xảy ra. Sự cần thiết phải có hành lang pháp lý, thiết chế để tuân thủ và tạo dựng “cầu nối” về mặt thông tin cũng góp phần rất quan trọng để minh bạch hoá vấn đề này.

>>Nghệ An: Tái diễn đình công tại Công ty TNHH Viet Glory

Theo Điều 198 Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2019, đình công là sự ngừng việc tạm thời, tự nguyện và có tổ chức của người lao động nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động và do tổ chức đại diện người lao động có quyền thương lượng tập thể là một bên tranh chấp lao động tập thể tổ chức và lãnh đạo.

Tuy nhiên, ở góc độ sâu xa, đình công dù tuân thủ hay không tuân thủ theo các quy định của pháp luật đều làm gián đoạn hoạt động, gây tổn thất vật chất và làm tổn thương mối quan hệ lao động giữa người lao động, tập thể lao động và người sử dụng lao động. Nghĩa là, việc xảy ra đình công hợp pháp hay bất hợp pháp cũng khiến cho cả 2 phía (người lao động và người sử dụng lao động) đều bị thiệt hại cả vật chất lẫn tinh thần.

Đại diện các cơ quan, ban ngành tỉnh Nghệ An tổ chức họp bàn đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết tình trạng hàng nghìn công nhân Công ty TNHH Viet Glory đình công xảy ra vào đầu tháng 10/2023

Đại diện các cơ quan, ban ngành tỉnh Nghệ An tổ chức họp bàn đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết tình trạng hàng nghìn công nhân Công ty TNHH Viet Glory đình công xảy ra vào đầu tháng 10/2023

Nghiêm trọng hơn, việc đình công cũng có thể tạo ra các “dư chấn” khác nhau cho cả một nền kinh tế - xã hội trong một thời gian dài. Người lao động phải nghỉ việc tập thể để đình công cũng gánh chịu nhiều thiệt hại về tiền lương, còn chủ doanh nghiệp rơi vào trạng thái bị tê liệt dây chuyển sản xuất kinh doanh…

Chính vì vậy, lòng tin và thiện chí vốn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự hợp tác tại doanh nghiệp và năng suất lao động sẽ bị sụt giảm nghiêm trọng nếu đình công xảy ra, nhất là với những đơn vị sử dụng số lượng lớn người lao động vào làm việc nếu đình công tập thể xảy ra với thời gian kéo dài. Cùng với đó, dù giải quyết sớm hay muộn thì hậu quả phía sau những cuộc đình công tập thể sẽ rất lớn, phải mất một thời gian dài mới có thể khắc phục được, thậm chí làm phá sản nhiều doanh nghiệp.

>>Vụ đình công tại Công ty Viet Glory: Sau 2 lần thông báo, công nhân quay trở lại làm việc

Qua tìm hiểu, phần lớn các cuộc đình công thường xảy ra và tập trung ở các doanh nghiệp FDI trong gần một thập niên trở lại đây đang trở thành vấn đề đáng báo động. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, gần như tất cả các cuộc đình tự phát và chưa có sự tham khảo, bàn luận, thống nhất với tổ chức công đoàn trước khi chủ doanh nghiệp phối hợp các cơ quan, ban ngành tổ chức đàm phán với người sử dụng lao động.

Minh bạch hoá chế độ đãi ngộ

Một thực tế cần nhìn nhận rằng, phía sau mỗi lần đình công, các chế độ đãi ngộ, lương thưởng…cho người lao động lại được người sử dụng lao động thống nhất điều chỉnh cho phù hợp với tình hình. Và khi tìm được tiếng nói chung, việc đình công sẽ chấm dứt. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp mang tính bền vững bởi mọi sự vật hiện tượng đều có thể biến thiên không lường trước nếu không xây dựng các “hàng rào” bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

Chính vì vậy, vấn đề minh bạch hoá, thiết lập các quyền và lợi ích ràng buộc với nhau giữa người lao động và người sử dụng lao động cũng cần được thống nhất, công khai rõ ràng ngay từ đầu. Bởi nhiều lý do có thể dẫn đến đình công tập thể như: Mức lương thấp hay người sử dụng lao động không tăng lương như cam kết; Không được trả mức thưởng như đã cam kết; Làm thêm quá nhiều giờ mà không được trả lương làm thêm; Chế độ đãi ngộ ăn uống, nghỉ ngơi không như cam kết ban đầu…là những nguyên nhân phổ biến trong thời gian gần đây.

>>Vì sao đình công xảy ra nhiều tại doanh nghiệp FDI miền Trung?

Điển hình vụ đình công tập thể xảy ra tại Công ty TNHH Viet Glory chuyên sản xuất dày da xuất khẩu có địa chỉ tại Xóm 8, xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An sử dụng hàng nghìn lao động xảy ra liên tục trong những năm trở lại đây đang là thực trạng đáng báo động. Mới đây nhất, vào ngày 02/10/2023, sau giờ ăn trưa, hàng nghìn công nhân của công ty này không tiếp tục làm việc mà đồng loạt ra về với 02 lý do chính: Muốn được tăng lương cơ bản và xem xét lại mức khoán sản phẩm.

Sau một tuần đình công, đến sáng 09/10/2023, gần 6000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory ở xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, Nghệ An đã quay trở lại làm việc

Sau một tuần đình công, đến sáng 09/10/2023, gần 6000 công nhân Công ty TNHH Viet Glory ở xã Diễn Trường, huyện Diễn Châu, Nghệ An đã quay trở lại làm việc

Đến sáng 09/10/2023, sau nhiều cuộc họp và sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành và sau khi lãnh đạo Công ty TNHH Viet Glory ra thông báo giải quyết về các kiến nghị của người lao động, gần 6000 công nhân đã quay trở lại làm việc như thường lệ.

Cụ thể, tiền xăng xe được tăng từ mức 260.000 đồng/tháng lên 390.000 đồng/tháng (mức tăng 130 nghìn đồng/người/tháng). Tiền ăn ca tăng từ 20.000 đồng/người/suất lên 24.000 đồng/người/suất, tương đương 520.000 đồng/người/tháng lên 624.000 đồng/người/tháng (mức tăng 104.000 nghìn đồng/người/tháng). Mức thưởng sản lượng được tăng ở cả 3 cấp: Cấp 1 tăng từ 20.000 đồng lên 50.000 đồng; cấp tăng 2 từ 25.000 đồng lên 55.000 đồng; cấp 3 tăng từ 30.000 đồng lên 60.000 đồng.

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, hiện nay tại một số tỉnh khu vực miền Trung cũng đẩy mạnh chuyển đổi hàng nghìn ha đất nông nghiệp ở những vùng nông thôn để tập trung thu hút các doanh nghiệp giày da, may mặc…FDI về đây để giải quyết việc làm cho người lao động địa phương. Sự chuyển dịch về cơ cấu kinh tế cùng với tạo việc làm tại chỗ cho lao động địa phương đã có chuyển biến rõ rệt.

Chính vì vậy, việc rơi vào thực trạng bị công nhân ngừng việc tập thể là không ai mong muốn. Bởi thực tế, trong bối cảnh kinh tế chung, nhiều doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng hàng nghìn lao động địa phương vẫn đang loay hoay với bài toán về cân đối chi phí đầu vào, tài chính đầu ra làm sao cho phù hợp với quy định của pháp luật, nhất là những doanh nghiệp có nguồn vốn đầu tư nước ngoài 100% (FDI) ở các địa phương. 

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhận diện “dư chấn” sau các cuộc đình công tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714360895 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714360895 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10