Nhiều vướng mắc khiến doanh nghiệp lữ hành khó tiếp cận vốn vay

Diendandoanhnghiep.vn Do ảnh hưởng bởi COVID-19, 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động, ngành du lịch Việt Nam thất thu khoảng 23 tỷ đô la Mỹ, thế nhưng, lại rất ít doanh nghiệp được tiếp cận các gói hỗ trợ…

hihi

Rất ít doanh nghiệp được tiếp cận các gói hỗ trợ của Nhà nước do bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã khiến du lịch chịu tổn thất nặng nề nhất trong các ngành kinh tế. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm trên 80% so với năm 2019, cùng với đó, lượng khách nội địa cũng giảm khoảng 50%.

Khó khăn chồng chất, ngành du lịch Việt Nam bị thất thu khoảng 23 tỷ đô la Mỹ trong năm nay, dẫn đến khoảng 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế đã ngừng hoạt động. Với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú, tình hình cũng không mấy khả quan. Đại dịch Covid-19 tác động sâu sắc và toàn diện, thay đổi toàn bộ chiến lược, kế hoạch và cấu trúc của ngành. 

Theo phản ánh của các doanh nghiệp, mặc dù có đóng góp rất lớn cho nền kinh tế và ngân sách nhà nước nhưng việc tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp lữ hành rất khó khăn do đặc thù không có tài sản cố định có giá trị lớn để thế chấp tại các ngân hàng, ngay cả khi có tài sản thế chấp cũng khó vay vốn.

Ông Trương Quang Cường, Chủ tịch HĐTV Công ty cổ phần Du thuyền Việt Princess cho biết, các doanh nghiệp khai thác khách du thuyền có tài sản cố định rất lớn. Mỗi con tàu trị giá khoảng 60 tỉ đồng, trước đây doanh nghiệp có thể mang đi thế chấp vay vốn rất dễ. Tuy nhiên, từ khi có dịch bệnh Covid-19, 3 tàu du lịch chuyên đón khách quốc tế từng chiếm khoảng 85% doanh thu của doanh nghiệp phải nằm chờ, muốn đem thế chấp vay vốn nhưng ngân hàng không nhận.

"Chúng tôi có 4 con tàu du lịch, trừ khấu hao, giá trị còn khoảng 180 tỉ đồng nhưng không được ngân hàng chấp nhận cho thế chấp vay vốn. Trong khi đó, những chiếc tàu này hàng tháng vẫn phải tốn chi phí duy trì, bảo dưỡng, trả phí neo đậu, đăng kiểm hằng năm… Để duy trì hoạt động, các thành viên Hội đồng quản trị của công ty phải lấy tài sản cá nhân đem thế chấp vay ngân hàng, sau đó lấy nguồn vốn để quay trở lại duy trì hoạt động của công ty", ông Cường cho biết thêm.

hihi

Theo các doanh nghiệp trong ngành du lịch, câu chuyện không hẳn là bao nhiêu gói hỗ trợ, lãi suất ưu đãi chừng nào mà quan trọng là khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đến đâu, thủ tục thế nào để có thể sớm tiếp cận nhất.

Trong bối cảnh doanh nghiệp gặp khó do tác động của đại dịch, nhà nước đã ban hành không ít chính sách hỗ trợ. Nhưng thực tế, những gói hỗ trợ này chưa tới tay được doanh nghiệp du lịch, như gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng, gói hỗ trợ cho doanh nghiệp vay trả lương cho người lao động ngừng việc 16.000 tỉ đồng… Mới đây, TP HCM thông tin về gói tín dụng 4.000 tỉ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp vượt khó trong dịch Covid-19 nhưng doanh nghiệp du lịch chưa dám trông đợi nhiều.

Theo thống kê của Sở Du lịch TP HCM, đến nay, mới có khoảng 453 cơ sở lưu trú được hỗ trợ giảm giá điện; 600 hướng dẫn viên du lịch nhận được gói hỗ trợ; 21 doanh nghiệp được hỗ trợ giảm phí, lệ phí. Một số doanh nghiệp được ân hạn, giảm lãi vay nhưng số này không nhiều do phần lớn doanh nghiệp du lịch không có tài sản thế chấp…

Theo các doanh nghiệp trong ngành du lịch, câu chuyện không hẳn là bao nhiêu gói hỗ trợ, lãi suất ưu đãi chừng nào mà quan trọng là khả năng tiếp cận của doanh nghiệp đến đâu, thủ tục thế nào để có thể sớm tiếp cận nhất.

Theo bà Nguyễn Thị Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Du lịch TP HCM, một trong những vướng mắc lớn nhất cần cơ quan quản lý nhà nước tháo gỡ để tiếp sức cho doanh nghiệp là về cơ chế. Ngay như kiến nghị của doanh nghiệp xin được mượn lại tiền ký quỹ (doanh nghiệp lữ hành nội địa 100 triệu đồng, doanh nghiệp lữ hành quốc tế 500 triệu đồng) để có nguồn tiền trang trải… nhưng đến giờ, mong muốn này vẫn chưa được đáp ứng.

"Mỗi doanh nghiệp lữ hành quốc tế đang ký quỹ 500 triệu đồng, vậy hàng ngàn doanh nghiệp ở phân khúc này trên cả nước sẽ là bao nhiêu? doanh nghiệp cần sớm được gỡ khó về cơ chế, bắt đầu từ những kiến nghị như thế này" - bà Khánh đề xuất.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp đề nghị, các ngân hàng dựa trên tiền thuế doanh nghiệp nộp ngân sách trong các năm trước; uy tín, độ lớn của thương hiệu, số lượng lao động hoặc các doanh nghiệp có kế hoạch chuyển đổi số phù hợp, thiết thực, có kế hoạch khả thi… như các tiêu chí để xem xét cho vay phù hợp. Bên cạnh đó, các ngân hàng có thể chủ động kết hợp với các doanh nghiệp lữ hành tung ra chương trình kích cầu mua tour trả góp 0% hỗ trợ doanh nghiệp lữ hành có thêm nguồn khách, các ngân hàng cũng có thể chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Tại hội thảo “Kết nối doanh nghiệp du lịch và ngân hàng, gỡ khó về vốn, chính sách”, tổ chức ngày 23/12 tại TP. Hồ Chí Minh, ông Ngô Hoài Chung, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, cho biết: Để tháo gỡ cho doanh nghiệp du lịch về vốn, cơ chế lẫn các chính sách, ngành du lịch trước mắt tiếp tục kiến nghị xem xét có chính sách lùi thời gian trả lãi suất vay ngân hàng, áp dụng đến tháng 12/2021. Bởi hiện nay, các doanh nghiệp du lịch không phát sinh doanh thu nên không có khả năng trả lãi.

Thực tế, các ngân hàng hiện nay mới áp dụng việc giảm lãi suất cho vay 1-2 %, hoặc giãn, lùi thời hạn trả nợ cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và thuộc diện được tái cơ cấu chứ chưa có chính sách lùi thời gian trả lãi vay", ông Chung nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nhiều vướng mắc khiến doanh nghiệp lữ hành khó tiếp cận vốn vay tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714367282 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714367282 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10