Những "mầm mống" âm ỉ khiến nước Pháp chìm trong hỗn loạn

Diendandoanhnghiep.vn Vụ cảnh sát Pháp bắn chết một cậu bé 17 tuổi chỉ là "giọt nước tràn ly" thổi bùng những bất đồng âm ỉ trong xã hội Pháp những năm qua, khiến nước này chìm trong bạo loạn.

Những mâu thuẫn âm ỉ đã kích động các cuộc bạo loạn ở Pháp

Những mâu thuẫn âm ỉ đã kích động các cuộc bạo loạn ở Pháp

Bạo loạn nổ ra sau vụ cảnh sát bắn chết một cậu bé 17 tuổi, Nahel M, đang khiến thủ đô Paris chìm trong biển lửa của các vụ đốt phá. Với những chuyên gia hiểu biết xã hội Pháp, vụ việc này chỉ là “giọt nước tràn ly” cho những bất đồng sâu xa của người dân Pháp.

Chênh lệch phát triển giữa thành thị và ngoại ô

Là một trong những quốc gia giàu có nhất châu Âu, nhưng các vùng ngoại ô ở Pháp trong hàng thập kỷ phải chịu đựng sự chênh lệch đáng báo động.

>> Châu Âu tăng năng lực quốc phòng: Vì sao "nói dễ hơn làm"?

Từ lâu, những người sống ở các vùng ngoại ô thành phố đa văn hóa và nghèo khó - đã phải đối mặt với sự phân biệt đối xử dựa trên vị trí địa lý. Là nơi sinh sống của nhiều thế hệ người nhập cư từ Maghreb và châu Phi cận Sahara, họ thường bị đối xử như những công dân hạng hai.

Trong nhiều thập kỷ, chất lượng nhà ở và trường học không được đầu tư đã trở nên xuống cấp trầm trọng. Điều này kết hợp với sự cô lập về địa lý và nạn phân biệt chủng tộc khiến người dân nơi đây gần như không có cơ hội cải thiện tình cảnh của mình.

Nạn phân biệt sâu sắc đó đã châm ngòi cho sự bất mãn âm ỉ trong giới trẻ tại các khu vực này trong nhiều thập kỷ. Bằng chứng, các cuộc bạo loạn đầu tiên tương tự như đang xảy ra ở Paris đã diễn ra ở Lyon từ những năm 1990. Ngày nay, Nanterre, thành phố có 93.000 dân ở vùng ngoại ô phía tây Paris, là một minh chứng cho sự bất mãn sâu sắc ở các vùng ngoại ô đối với chính quyền Pháp.

"Vấn đề ở chỗ, giới chức chính quyền trung ương và địa phương hiếm khi đưa ra được biện pháp giải quyết căn nguyên của vấn đề, ngoài những lời hứa hẹn hoặc giải pháp tình thế trong thời điểm khủng hoảng", chuyên gia Joseph Downing về Chính trị và Quan hệ quốc tế của ĐH Aston, nhận định.

Mâu thuẫn giữa người dân và cơ quan thực thi pháp luật cũng ngày càng gia tăng

Mâu thuẫn giữa người dân và cơ quan thực thi pháp luật ở Pháp cũng ngày càng gia tăng

Ngay cả với Tổng thống đương nhiệm, tình hình vẫn không được cải thiện. Những điểm sáng trong chính sách của ông Macron nằm ở chiến lược tái công nghiệp hóa nước Pháp và phục hồi nền kinh tế. Nhưng trong đó không có kế hoạch nào nhằm khai thác tiềm năng của vùng ngoại ô để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Sự lạm quyền của cảnh sát

Hành động bạo lực của lực lượng cảnh sát được dư luận Pháp chú ý không phải từ sau vụ việc ở Nanterre. Đầu năm nay, tổ chức nhân quyền quốc tế của Hội đồng Châu Âu đã trực tiếp chỉ trích cảnh sát Pháp vì “sử dụng vũ lực quá mức” trong các cuộc biểu tình phản đối cải cách lương hưu của Tổng thống Macron.

Bên cạnh đó, bộ luật năm 2017 cho phép cảnh sát sử dụng vũ lực trong những trường hợp không đủ điều kiện để tự vệ cũng là một tác nhân tiếp tay cho lực lượng công quyền mạnh tay hơn. Kể từ khi luật này có hiệu lực, số người chết vì cảnh sát nổ súng đã tăng lên khi tài xế không chịu dừng lại, theo nhà xã hội học Sebastian Roche. Giờ đây lời kêu gọi sửa đổi luật này đã được đưa ra.

Ngoài ra, căng thẳng gia tăng giữa cảnh sát và người dân khi chính phủ liên tiếp phải sử dụng lực lượng này để kiểm soát  tình trạng hỗn loạn chính trị, như các năm 2005 hay 2019, đã làm xói mòn tính hợp pháp của việc thực thi pháp luật.

Chưa hết, các chuyên gia cho rằng cảnh sát Pháp – được hậu thuẫn bởi một công đoàn hùng mạnh và chính phủ - cực kỳ thù địch với cải cách, cũng khiến căng thẳng dễ dàng leo thang.

Sức ép đè nặng chính phủ Tổng thống Macron

Cho tới nay, Tổng thống Pháp đã nỗ lực hết sức để giảm nhiệt căng thẳng. Ông đã gọi vụ giết người là “không thể tha thứ được”, hủy bỏ các cuộc họp quan trọng để tổ chức một cuộc họp khẩn nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng.

Sức ép tiếp tục đè nặng lên vai Tổng thống Macron

Sức ép tiếp tục đè nặng lên vai Tổng thống Macron sau các cuộc biểu tình của "phe áo vàng" 2019

Tuy nhiên, ông Macron được cho là phải hết sức cẩn thận khi chỉ trích lực lượng cảnh sát Pháp. Lực lượng này vừa tuyên bố đã kiệt sức vì những cuộc khủng hoảng không ngừng nghỉ – từ các cuộc tấn công khủng bố, các cuộc biểu tình “áo vàng” hàng tuần, hay các cuộc biểu tình phản đối cải cách lương hưu.

>> Viện trợ phát triển - "trận địa" mới của Trung Quốc và phương Tây

Tuy nhiên, điểm khó khăn cốt lõi của lãnh đạo Pháp là bản chất phân tán, phi tập trung của những người biểu tình. Khi những người biểu tình không có một lãnh đạo thực sự để gặp gỡ và đàm phán, hay cũng không có yêu cầu cụ thể nào cần được đáp ứng để xoa dịu căng thẳng. Điều này làm chính phủ Pháp dường như mắc kẹt trong ngăn chặn sự leo thang.

Chính trường Pháp cũng đã xuất hiện các tiếng nói gây sức ép cho nhà lãnh đạo Pháp. Nhà lãnh đạo cánh tả cấp tiến Jean-Luc Mélenchon nói: “Các cơ quan giám sát yêu cầu hòa bình. Chúng tôi đòi công lý.” Trong khi đó, nhà lãnh đạo cực hữu Marine Le Pen chỉ trích ông Macron đang trốn tránh các trách nhiệm hiến pháp của mình “vì sợ bạo loạn hơn, và điều này chỉ khuyến khích họ.”

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Những "mầm mống" âm ỉ khiến nước Pháp chìm trong hỗn loạn tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714359142 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714359142 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10