Nỏ thần Kim Quy

Diendandoanhnghiep.vn Đại hội XIII của Đảng đã xác định: Trong bối cảnh mới, để thực hiện được mục tiêu đến năm 2030 Việt Nam "là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao".

>> Ngành công nghiệp tỷ đô trên đỉnh Ngọc Linh

Theo đó, để đến năm 2045 "Trở thành nước phát triển, thu nhập cao", cần phải "Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên nền tảng của tiến bộ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo".

Đại hội Đảng XIII đã nêu rõ nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021  - 2030 nêu rõ mục tiêu phấn đấu nâng tỷ trọng công nghiệp trong GDP vào năm 2030 đạt trên 40%…

Đại hội Đảng XIII đã nêu rõ nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021  - 2030 nêu rõ mục tiêu phấn đấu nâng tỷ trọng công nghiệp trong GDP vào năm 2030 đạt trên 40%…

Đối với nền kinh tế, nguồn lực sản phẩm là tập hợp các tài sản vật chất, cơ sở hạ tầng và công nghệ… được tạo ra bằng các hoạt động sản xuất để sẵn sàng góp phần vào sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ. Các sản phẩm của ngành sản xuất công nghiệp là nguồn lực nền tảng, đảm bảo sức mạnh quốc gia vì nó thường đóng góp quan trọng vào bốn mục tiêu vĩ mô quan trọng: Tăng trưởng GDP và cung cấp việc làm; Nguồn lực chính phát triển thương mại và dịch vụ; Giảm thâm hụt thương mại; Và là nội dung chính trong các chương trình nghị sự bền vững kể cả an ninh quốc phòng.

3 xu hướng của tương lai

Trong bối cảnh của các chiến tranh thương mại cũng như xung đột vũ trang trong khu vực và trên thế giới dưới ảnh hướng của cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4IR) cũng như tình trạng biến đổi khí hậu, dịch bệnh…, chúng ta có thể nhận thấy 3 xu hướng chính tác động mạnh mẽ đến sản phẩm và nền sản xuất công nghiệp:

Thứ nhất, lĩnh vực trọng tâm: Thị trường đòi hỏi sản phẩm chất lượng, sự tiếp cận hàng hoá theo quy chuẩn chính xác và thời gian nhanh nhất vì mục đích cuối cùng của hoạt động kinh tế, sản xuất, thương mại là để có được sản phẩm chứ không phải tiền vì tiền là chỉ là phương tiện để mua sản phẩm.

Thứ hai, phát triển bền vững: Liên Hợp Quốc cũng đã cảnh báo, các hệ sinh thái trên trái đất đang tiếp tục suy thoái hoặc biến đổi, đa dạng sinh học đang suy giảm với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người. Đây là vấn đề cấp bách đòi hỏi phải có mô hình phát triển kinh tế hiệu quả hơn về sử dụng tài nguyên, ngăn ngừa biến đổi khí hậu, giảm ô nhiễm, suy thoái môi trường.

Thứ ba, liên kết vùng công nghiệp: Các liên kết sản xuất công nghiệp mạnh trong một khu vực sẽ giúp định vị chiến lược vùng công nghiệp cạnh tranh trong chuỗi cung ứng sản phẩm toàn cầu về năng suất, việc làm và đầu tư tư nhân nhằm thúc đẩy nền kinh tế và tạo ra sự đổi mới mạnh mẽ.

>> Giá trị mới từ kinh doanh bền vững!

>> Động lực công nghiệp hoá, hiện đại hoá!

5 giải pháp từ thực tiễn

Triển khai thực hiện nhiệm vụ trên và đảm bảo nguồn lực sản phẩm phát huy tối đa sức mạnh nền tảng, cần có chính sách sản xuất công nghiệp tập trung vào 5 nội dung sau:

Thứ nhất, nghiên cứu và phát triển tiêu chuẩn hoá sản phẩm: Trong thời đại “vạn vật kết nối” (Internet of things) các sản phẩm đều phải có tiêu chuẩn phù hợp để có thể kết nối với nhau nhằm tự động hóa liên tục và đạt được hiệu quả tối đa.

Thứ hai, học tập suốt đời ở doanh nghiệp: Việc học tập suốt đời với sự hỗ trợ của công nghệ số phát triển như ngày nay là một phần quan trọng để đạt được các mục tiêu hiệu suất. Tuy nhiên, nếu không kết nối việc học với hiệu quả công việc, doanh nghiệp sẽ không bao giờ nhận được lợi ích của việc học tập suốt đời.

Thứ ba, cải thiện khả năng tiếp cận tài chính: Cần có các chính sách quy hoạch, xây dựng chiến lược các ngành sản xuất và công nghiệp cốt lõi trong thời đại công nghệ số để có chính sách tài khoá và tiền tệ phù hợp hỗ trợ hiệu quả cho các ngành này một cách có chiều sâu và chuyên nghiệp. Đặc biệt, chính sách định giá, thuế và phát hành trái phiếu nên có sự nghiên cứu và quản lý hiệu quả để hỗ trợ cho những ngành sản xuất công nghiệp có sản phẩm với tính đột phá và lan tỏa như logistics, năng lượng, công nghệ cao…

Thứ tư, phát triển bền vững: Cần thiết lập một hệ thống đại diện giới chủ (bao gồm chủ yếu là các nhà sản xuất công nghiệp tiên phong) độc lập và chuyên nghiệp để đảm bảo vận hành cơ chế ba bên thiết thực và hiệu quả lâu dài trong việc hoạch định chính sách phát triển sản xuất công nghiệp trong thời đại công nghệ số.

Thứ năm, liên kết vùng công nghiệp: Cần có chính sách xây dựng các liên kết vùng công nghiệp, trong đó có liên kết công nghiệp dân sự và quốc phòng để xây dựng và bảo vệ đất nước. Chiến lược phát triển các không gian vùng liên kết công nghiệp kết hợp hoàn hảo với chính sách ngoại giao theo phương châm của Chủ tịch Hồ Chí Minh “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, chắc chắn sẽ đảm bảo sự trường tồn và hùng cường của đất nước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nỏ thần Kim Quy tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714112859 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714112859 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10