Nơi nào phải tự chủ tiền lương?

Diendandoanhnghiep.vn Hội nghị Ban Chấp hành TW lần thứ 7 đã khai mạc sáng 7/5. Chưa biết sau Hội nghị, chính sách tiền lương đổi thay thế nào song cải cách để giảm chi, tăng động lực làm việc phải được xem là then chốt.

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Chính sách tiền lương trong khu vực công đã từng bước được cải thiện, nhưng đến nay vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập”. Tổng Bí thư yêu cầu: “phải tạo được sự đột phá trong cải cách tiền lương”.

Tiền lương chính là thu nhập của người lao động, là động lực thúc đẩy con người đến với công việc. Vì vậy, cải cách tiền lương tác động rất sâu đến kinh tế - xã hội. Trong bối cảnh hiện tại, đề án cải cách tiền đang trình Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 7 nhận được sự quan tâm lớn của xã hội.

Ở Việt Nam đã có 4 lần cải cách (các năm 1960, 1985, 1993, 2003) nhưng tiền lương chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, đời sống của đa số người hưởng lương còn khó khăn; tiền lương trong khu vực doanh nghiệp vẫn chưa theo kịp sự phát triển của thị trường lao động.

Bỏ cách tính lương theo hệ số thay bằng số tiền cụ thể cho từng chức vụ, vị trí là điểm đột phá lớn nhất trong đề án cải cách tiền lương mà Hội nghị Trung ương 7 đang thảo luận.

Xác định chính sách tiền lương là một bộ phận đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải là thu nhập chính bảo đảm đời sống cho người lao động và gia đình họ. Đồng thời, thúc đẩy động lực làm việc thông qua chính sách tiền lương mới. Vấn đề mấu chốt ở đây là: Cũng con người đó, cũng cơ sở vật chất đó nhưng khi chế độ thu nhập được thiết kế lại thì hiệu quả công việc sẽ thay đổi theo.

Nhiều loại hình cơ quan, đơn vị hiện nay hoạt động ít hiệu quả, thụ động, lay lắt dưới bầu sữa ngân sách, người lao động để “quên” động lực ở đâu đó! Vì thế, cải cách tiền lương theo hướng tự chủ đóng vai trò động lực để cải thiện chất lượng hoạt động của nhiều cơ quan nhà nước.

 

Nơi có khả năng tự chủ tiền lương là những đơn vị sự nghiệp công lập có thu. Về nguyên tắc, nhiều đơn vị có thu hiện nay nhà nước chỉ đảm bảo ½ quỹ lương, hoặc một phần nào đó tùy theo tính chất, nhiệm vụ được giao. Nguyên nhân để tiến tới tự chủ tiền lương ở đây là do hiệu quả công việc thấp và một số loại hình cơ quan đơn vị không còn phù hợp.

Một khi tiền lương tự chủ, người đứng đầu phải vắt óc tính toán cân đối chứ không thụ động đợi “trên” rót xuống. Người lao động không còn “an toàn” nếu không phát huy hết năng lực, sở trường. Đến lúc đó ai cạn năng lực trình độ, ai là người thừa tự nhiên ra khỏi bộ máy, phần lương đó để tăng chi cho những người có năng lực.

Cải cách tiền lương theo hướng tự chủ là con đường vòng thông minh để tìm cách tinh giản biên chế. Đây tuyệt nhiên không phải cách làm lấy được mà thông qua đó nâng cao hiệu quả công việc, cải thiện thu nhập… một mũi tên trúng nhiều đích.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Nơi nào phải tự chủ tiền lương? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715040141 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715040141 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10