“Nóng” phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính

Diendandoanhnghiep.vn Vì sao công ty thẩm định lại "ngại" thẩm định, mức giảm trừ gia cảnh không phù hợp nhưng năm 2025 mới sửa luật, siết chặt quản lý vàng và ngoại tệ…

>>Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Tập trung, nỗ lực, quyết tâm triển khai luật

Đây là những vấn đề “nóng” được các đại biểu Quốc hội chất tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính trong chương trình phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 18/3.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc

Nêu vấn đề chất vấn, đại biểu Lã Thanh Tân (Hải Phòng) đề nghị Bộ trưởng cho biết hướng giải quyết về tình trạng nhiều doanh nghiệp thẩm định giá từ chối thẩm định giá đấu thầu mua sắm trang thiết bị cho hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước và tính giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

Công ty thẩm định "ngại"... thẩm định

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, việc các công ty thẩm định giá từ chối thẩm định giá có thể do công việc nhiều, thứ nữa là sợ rủi ro về mặt pháp lý do năng lực kém, quy định có điểm còn có cách hiểu khác nhau nên có thể dẫn đến sai phạm...

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nêu dẫn chứng về phương pháp định giá đất, trước đây có 5 phương pháp, sau khi sửa đổi luật Đất đai quy định chỉ 4 phương pháp, nhưng "gói gọn lại chủ yếu thực hiện theo phương pháp thặng dư".

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, phương pháp thặng dư là phương pháp ước tính, giả định giá trị tài sản hình thành trong tương lai nên dẫn đến nhiều tham số khác nhau. Tham số khác nhau thì dẫn đến sai phạm mà có sai phạm thì cơ quan thẩm định giá cũng phải chịu trách nhiệm.

Ví dụ, một ngôi nhà khi đưa ra thẩm định giá hình thành tài sản trong tương lai ước tính 20 triệu/m2, nhưng bán thực tế lại là 25 triệu/m2, chênh lệch 5 triệu mỗi m2 thì kết quả định giá là sai và khi đó thì cơ quan thẩm định giá cũng chịu trách nhiệm. “Đây là nguyên nhân khiến các doanh nghiệp thẩm định giá sợ rủi ro", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

Vẫn theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, hiện cách xác định giá tài sản, mặt hàng cũng có nhiều quan điểm khác nhau.

Chẳng hạn, khi xác định thiệt hại trong các vụ án hình sự, có quan điểm cho rằng phải xác định tại thời điểm phạm tội, nhưng có người lại rằng phải xác định tại thời điểm khởi tố, cũng có quan điểm phải xác định tại thời điểm đưa ra xét xử...

Dù vậy, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc thừa nhận không loại trừ một số công ty thẩm định giá cấu kết doanh nghiệp, đối tác nâng giá nên bị xử lý hình sự.

Phát biểu tranh luận, đại biểu Tạ Văn Hạ (Quảng Nam) cho biết thời gian qua cho thấy, các công ty thẩm định giá không những có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, mà trong các vụ án sai phạm vừa qua vai trò của công ty thẩm định giá cũng rất quan trọng, có trách nhiệm, hoặc thậm chí là tiếp tay trong việc dìm giá hoặc nâng giá.

Theo đại biểu Tạ Văn Hạ, có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân quan trọng là thời gian qua gia tăng quá nóng các doanh nghiệp thẩm định giá, vì vậy dẫn đến việc tiếp tay và sai phạm. Tuy nhiên, sau khi xử lý sai phạm dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp không dám làm nên gây khó khăn trong hoạt động của nền kinh tế.

Trả lời vấn đề này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, nhận xét Bộ Tài chính cấp phép cho nhiều công ty thẩm định giá chưa hoàn toàn chính xác; Vì công ty thẩm định giá trên cả nước chỉ có vài trăm công ty. Kiểm định viên về giá, có chứng chỉ thì phải đào tạo, thi cử, trong 3 năm vừa qua chưa có kỳ nào vượt quá 33% số dự thi trúng tuyển. “Chúng tôi quản lý rất chặt chẽ trong cấp phép cũng như hoạt động”, Bộ trưởng khẳng định.

Về những sai phạm vừa qua, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, vấn đề thuộc về hành vi của thẩm định viên về giá. Đơn cử, vụ SCB các công ty kiểm toán hàng đầu của thế giới, Big 4, 3 trong đó là Ernst & Young Việt Nam, Deloitte Việt Nam, KPMG Việt Nam đều kiểm toán SCB nhưng vẫn vi phạm. Rõ ràng sai phạm này là do kiểm toán viên, thẩm định viên chứ không phải do công tác quản lý.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cũng nhìn nhận một số văn bản pháp luật của chúng ta vẫn còn lỗ hổng để cán bộ thẩm định giá người ta lợi dụng.

>>Doanh nghiệp đánh giá cao các luật vừa được Quốc hội thông qua

>>Quốc hội luôn đồng hành cùng doanh nhân - doanh nghiệp

Mức giảm trừ gia cảnh không phù hợp

Nêu câu hỏi chất vấn, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân cho biết theo ý kiến cử tri, mức trừ 11 triệu đồng với cá nhân nộp thuế và 4 triệu đồng với người phụ thuộc khi tính thu nhập chịu thuế TNCN đến nay không còn phù hợp trong bối cảnh chỉ số lạm phát tăng hàng năm và tình hình kinh tế, xã hội đang gặp nhiều khó khăn.

phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính.

Trả lời về vấn đề này, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc, nhiều cơ quan báo chí cũng đã nêu là mức giảm trừ gia cảnh không phù hợp với điều kiện hiện nay khi thời giá ngày một cao, những người phụ thuộc, nuôi con nhỏ, thu nhập gia đình nhất là ở thành thị không đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay của thuế thu nhập cá nhân, chúng tôi vẫn phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Muốn thay đổi mức giảm trừ gia cảnh này phải được sửa luật Thuế TNCN.

Theo kế hoạch, năm 2025 mới bắt đầu sửa luật này. Khi sửa luật này Bộ Tài chính mới nêu lên quan điểm, và lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân, cơ quan. Lúc đấy mới xây dựng lại yếu tố về giảm trừ gia cảnh trình Chính phủ với Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. “Sau khi Quốc hội ban hành quy định sửa đổi luật Thuế TNCN thì mới thực hành theo quy định mới của luật”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

Cũng liên quan đến thuế, đại biểu Trần Hoàng Ngân (TP.HCM) đánh giá ngành tài chính, ngân hàng đã có nhiều nỗ lực, nhưng tình hình doanh nghiệp và người dân hiện gặp rất nhiều khó khăn.

Năm 2024 có tính chất quan trọng trong thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế, xã hội theo tinh thần Đại hội Đảng XIII. Cần có giải pháp đột phá hơn, nhất là giảm thuế, phí để hỗ trợ doanh nghiệp và người dân, vì số lượng doanh nghiệp hiện nay rút khỏi thị trường rất lớn. Do đó, đại biểu Trần Hoàng Ngân đề nghị cần quan tâm nâng mức giảm trừ gia cảnh trong tính thuế TNCN mới góp phần tăng tiêu dùng, hỗ trợ kinh tế tăng trưởng thời gian tới.

Trao đổi về ý kiến này, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, vừa qua Quốc hội giảm nhiều khoản thuế, phí. Việc khó khăn của nền kinh tế thì tập trung tháo gỡ các nút thắt, như  pháp lý, thủ tục đầu tư, môi trường, chất lượng sản phẩm, tín dụng… chứ không có nghĩa cứ phải giảm thuế, phí.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng thuế là ngân sách. Giảm thuế, phí sẽ giảm sức mạnh tài chính công, trong khi đất nước đang còn bội chi ngân sách thì không hiệu quả, ảnh hưởng đến cả nền kinh tế. Như vậy, theo Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chúng ta nên áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp để gỡ khó cho nền kinh tế.

"Khi doanh nghiệp kinh doanh tốt thì sẽ không nợ thuế, không nợ ngân hàng, không nợ trái phiếu, không nợ bảo hiểm… Doanh nghiệp có tích luỹ thì đất nước mới hùng mạnh", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Bộ sẽ siết chặt quản lý vàng và ngoại tệ

Trả lời câu hỏi của đại biểu Huỳnh Thị Phúc (Bà Rịa - Vũng Tàu) về vấn đề thời gian qua nhiều vụ việc buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trốn thuế khá phức tạp. Đối với các mặt hàng, trong đó có mặt hàng vàng và ngoại tệ, các hoạt động này khá tinh vi, phổ biến đã tác động đến thị trường Việt Nam…

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Các đại biểu Quốc hội tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, vàng và ngoại tệ là lĩnh vực thuộc quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước. Bộ Tài chính có nhiệm vụ chống buôn lậu và gian lận thương mại, vai trò quản lý ở vùng biên giới để khi giá vàng hay giá USD lên cao, hàng lậu không tuồn vào Việt Nam.

"Chúng tôi đã siết chặt các cửa khẩu để quản lý số vàng và ngoại tệ này. Thời gian qua, chúng tôi đã bắt được một số vụ chuyển USD, ngoại tệ trong nước và nước ngoài. Đơn cử, như vụ chuyển đi Hàn Quốc 1,6 tỉ US hiện nay đang điều tra, xử lý 3.700 tỉ đồng, 1 triệu USD giả chuyển qua đường hàng không… Chúng tôi đang siết chặt vấn đề này", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, để giá vàng và giá USD xuống phải triển khai một loạt giải pháp. Ví dụ, vàng liên quan đến cung - cầu, xuất nhập khẩu. Có cho nhập khẩu vàng hay siết chặt? Mua – bán vàng sẽ như thế nào?

“Hoặc vấn đề lợi dụng tâm lý khi đầu tư sản xuất kinh doanh không hiệu quả, gửi vào ngân hàng lãi suất thấp, dòng tiền này có vào vàng hay không?… ", Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nói.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho rằng, USD thể hiện sức mạnh của đồng tiền, tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, khi đồng Việt Nam hạ giá cũng có thể có lợi cho xuất khẩu, nhưng tác động của xuất khẩu như thế nào? Hay vấn đề đồng tiền làm thế nào để tỷ giá trước đồng USD không bị mất giá? Đây là một loạt giải pháp để điều hành tiền tệ.

Ghi nhận trên thị trường, từ cuối năm 2023 đến nay giá vàng có nhiều biến động; diễn ra tình trạng giá vàng tăng, giảm hàng triệu đồng mỗi phiên, lập đỉnh sau đó phá đỉnh, cũng đã xuất hiện tình trạng khan hiếm vàng nhẫn...

“Thị trường vàng biến động khó lường, khó đoán trước, thời hạn Ngân hàng Nhà nước phải đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả thị trường vàng trong quý 1 theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ”, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc nhấn mạnh.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Nóng” phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714207382 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714207382 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10