Phân loại, xử lý cán bộ sai phạm để bảo vệ người trung thực

Diendandoanhnghiep.vn Chủ trương phân loại, xử lý cán bộ sai phạm vụ Việt Á và đăng kiểm là để bảo vệ đội ngũ cán bộ cấp dưới khi phải thực hiện mệnh lệnh trái pháp luật mà họ không có cơ chế chống lại.

>>Bí ẩn những “túi quà” chuyển đến Bộ KH-CN của Công ty Việt Á

Ông Nguyễn Mai Bộ, nguyên Ủy viên thường trực Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội bày tỏ sự đồng tình về chủ trương phân loại xử lý để bảo vệ cán bộ cấp dưới khi phải thực hiện những mệnh lệnh trái pháp luật mà người ta không thể kháng lại được áp dụng cho 2 vụ án Việt Á và đăng kiểm.

trong chùm án Việt Á, một nhóm bị cáo “thứ yếu” sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là nhóm phải thực hiện mệnh lệnh và đặc biệt không có động cơ vụ lợi, không được hưởng lợi, họ ở tuyến đầu chống dịch.

Trong chùm án Việt Á, một nhóm bị cáo “thứ yếu” sẽ được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là nhóm phải thực hiện mệnh lệnh và đặc biệt không có động cơ vụ lợi, không được hưởng lợi, họ ở tuyến đầu chống dịch.

Quan điểm thống nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là chỉ nghiêm trị những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tác động, chỉ đạo cấp dưới làm trái quy định của Đảng, Nhà nước đem lại lợi ích bất hợp pháp cho công ty Việt Á và người chủ mưu, cầm đầu, người tích cực thực hiện vì động cơ vụ lợi đã chiếm hưởng số tiền lớn.

Còn nhóm “thứ yếu” phải thực hiện mệnh lệnh và đặc biệt không có động cơ vụ lợi, không được hưởng lợi, là những người ở tuyến đầu chống dịch, sẽ được tha hoặc miễn truy cứu trách nhiệm hình sự và không phải chịu trách nhiệm dân sự.

Bình luận về vấn đề này, theo ông Nguyễn Mai Bộ, chủ trương này không mới, tinh thần của chủ trương này đã được quy định tại điều 26 BLHS: “Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp này người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm hình sự”.

Đây không phải là chủ trương mới, nhưng vấn đề là lâu nay chúng ta chưa mạnh dạn áp dụng pháp luật để xử lý cho số anh em cấp dưới thực hiện mệnh lệnh hành chính của cấp có thẩm quyền.

“Việc Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đưa ra chủ trương này là để bảo vệ chính đội ngũ cán bộ cấp dưới khi phải thực hiện một mệnh lệnh trái pháp luật mà người ta không có cơ chế để chống lại nếu không muốn bị kỷ luật, đuổi việc. Do đó chủ trương này rất đáng hoan nghênh và tôi ủng hộ”, ông Bộ nói.

Vẫn theo ông Nguyễn Mai Bộ, các cơ quan bảo vệ pháp luật cần phải xem xét rõ nguyên nhân và điều kiện phạm tội, vai trò của họ trong vụ án, mạnh dạn áp dụng những quy định của BLHS để có thể miễn truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ. Đây cũng là cơ chế để có thể bảo vệ những người trung thực, thẳng thắn.

>>Để ngành y sớm phục hồi sau "cơn bão" Việt Á

>>Thống đốc NHNN nói gì về quản lý tiền mặt qua vụ Việt Á?

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương khám xét khẩn cấp Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 34-05D.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương khám xét khẩn cấp Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 34-05D.

“Theo tôi, thực tiễn hiện nay người ra mệnh lệnh hành chính kiểu không để lại dấu vết cần phải xoáy sâu, xử lý. Câu chuyện ở đây là thực trạng mất dân chủ trong thực hiện công vụ, biểu hiện ở việc người ta ra mệnh lệnh cho cấp dưới là mệnh lệnh miệng, không để lại dấu tích. Người bị ra mệnh lệnh, được cấp trên giao mệnh lệnh mà không làm sẽ phải chịu nhiều áp lực”, ông Bộ nhấn mạnh.

Ví dụ, thủ trưởng đơn vị yêu cầu bỏ ra 50 triệu để lo lót việc cơ quan, còn thủ tục thanh quyết toán thì bộ phận kế toán phải tự lo. Như vậy ở đây, người ra mệnh lệnh miệng, không để lại dấu vết, đến khi cơ quan pháp luật vào cuộc, chứng cứ lại tập trung ở người thực hiện mệnh lệnh.

Nguyên nhân và điều kiện dẫn tới sự phạm tội mà cấp dưới phải thực hiện mệnh lệnh cấp trên chủ yếu bắt đầu từ người ra mệnh lệnh không thực hiện đúng pháp luật, theo đúng chức năng nhiệm vụ của mình, theo đúng trình tự thủ tục, đặc biệt trong chi tiêu tài chính cho nên dẫn tới câu chuyện anh em cấp dưới thực hiện mệnh lệnh tình ngay lý gian. Theo quy định của pháp luật, những người thực hiện mệnh lệnh đó vi phạm pháp luật.

Đồng quan điểm, Thạc sĩ, luật sư Nguyễn Đức Hùng, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật TNHH A&H – Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội cho rằng việc miễn, không xử lý trách nhiệm hình sự đối với nhóm thứ yếu, không vụ lợi, làm theo chỉ đạo là chủ trương đúng đắn, phù hợp với vai trò, nội dung, tính chất và mức độ vi phạm của nhóm này, cũng như các vấn đề có tính thực tiễn trong các mối quan hệ công tác, điều hành, quản lý trong bộ máy Nhà nước hiện nay.

Tuy nhiên, ông Hùng cũng đề nghị các cơ quan chức năng cũng cần phải xây dựng, hoàn thiện các tiêu chí, điều kiện chi tiết và rõ ràng hơn, từ các yếu tố về nguyên nhân, điều kiện, động cơ và mục đích đến nội dung, tính chất và mức độ vi phạm.

Để đảm bảo rằng việc miễn, không áp dụng trách nhiệm hình sự cho nhóm này là phù hợp và tương xứng với sai phạm của họ, đảm bảo được tính công bằng và nghiêm minh của pháp luật, cũng như vẫn phải đáp ứng được các yêu cầu của công tác đấu tranh phòng chống tội phạm.

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phân loại, xử lý cán bộ sai phạm để bảo vệ người trung thực tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714377962 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714377962 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10