Phát triển điện khí LNG – Cần giải pháp đồng bộ

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù phát triển điện khí LNG là hướng đi tất yếu tại Việt Nam, tuy nhiên, quá trình này còn tồn tại nhiều khó khăn thách thức, theo chuyên gia, cần có những giải pháp đồng bộ, phù hợp...

>> Cần cơ chế đặc thù đảm bảo cho nhà đầu tư điện khí

Theo đó, tại Việt Nam, điện khí LNG được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt thay thế khí khôi phục vụ cho nhu cầu khí của các nhà máy điện. Với ưu điểm linh hoạt, đảm bảo nguồn cung không bị gián đoạn do yếu tố thời tiết, LNG được coi là “nhiên liệu cầu nối” trong quá trình chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các loại nhiên liệu xanh, sạch, thân thiện với môi trường hơn, nhằm đảm bảo mục tiêu an ninh năng lượng cho sự phát triển bền vững của các quốc gia.

điện khí LNG được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt thay thế khí khô phục vụ cho nhu cầu khí của các nhà máy điện - Ảnh minh họa: ITN

Điện khí LNG được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực, đặc biệt thay thế khí khô phục vụ cho nhu cầu khí của các nhà máy điện - Ảnh minh họa: ITN

Trước thực tế này, Chính phủ đã định hướng sử dụng nguồn nhiên liệu này trước mắt cho sản xuất điện từ những năm đầu của thế kỷ XXI. Cụ thể, đã được quy hoạch các dự án phát triển hạ tầng nhập khẩu LNG trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2025 tầm nhìn 2035 (Quy hoạch Khí) và Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2011- 2020 tầm nhìn 2030 điều chỉnh (Quy hoạch điện VII điều chỉnh).

Đáng chú ý, tại Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, tổng công suất đặt các nguồn điện khí phải đầu tư xây dựng mới và các nguồn điện gió ngoài khơi chiếm đến 50% tổng công suất điện cần bổ sung.

Mặt khác, việc phát triển nguồn điện nền của nước ta trong thời gian tới được dự báo là sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhất là trong bối cảnh: Thủy điện cơ bản hết dư địa phát triển; nhiệt điện than không được phát triển thêm sau năm 2030 theo cam kết với quốc tế; điện sinh khối công suất nhỏ và giá thành không dễ cạnh tranh; điện hạt nhân chưa được xác định cụ thể, trong khi điện khí hydro, amoniac còn nhiều vướng mắc để thương mại hóa.

>> Cần Nghị quyết về cơ chế đặc thù cho điện khí và điện gió ngoài khơi

phát triển nhiệt điện khí (cả tự nhiên và LNG) là hướng đi tất yếu và có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho nền kinh tế - Ảnh minh họa: ITN

Phát triển nhiệt điện khí (cả tự nhiên và LNG) là hướng đi tất yếu và có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho nền kinh tế - Ảnh minh họa: ITN

Chính vì vậy, phát triển nhiệt điện khí (cả tự nhiên và LNG) là hướng đi tất yếu và có vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm cung cấp điện cho nền kinh tế và thúc đẩy chuyển dịch năng lượng ở Việt Nam.

Tuy nhiên, bên cạnh những tín hiệu tích cực, việc phát triển điện khí LNG tại Việt Nam còn tồn tại nhiều khó khăn thách thức, đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ, thống nhất và phù hợp.

Nêu quan điểm về vấn đề này, TS Nguyễn Quốc Thập - Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam cho biết thị trường tiêu thụ điện đang tăng chậm so với mục tiêu trong các quy hoạch điện. Bỏ bảo lãnh Chính phủ, nhưng các doanh nghiệp lại chưa đủ hành lang pháp lý để bảo lãnh thay thế, chính vì vậy làm khó khăn hơn cho hợp đồng mua bán điện.

Đặc biệt, theo chuyên gia, khó khăn và thách thức lớn nhất khi phát triển điện khí LNG theo quy hoạch điện VIII hiện nay là thiếu cơ chế, chính sách cho mọi hoạt động của chuỗi khí điện LNG và tiêu thụ điện LNG.

“Trên thực tế, hành lang pháp lý cho hoạt động độc lập và tự chủ của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN)/EVN còn thiếu khi Chính phủ không còn bảo lãnh cho tất cả các loại hình dự án. Cách tiếp cận và xử lý của cơ quan quản lý các cấp như hiện tại sẽ làm giảm hiệu quả và nhiệt huyết của các nhà đầu tư và đối tác trong chuỗi dự án”, Chủ tịch Hội Dầu khí Việt Nam nhận định.

Trước thực trạng nêu trên, TS Nguyễn Quốc Thập đề xuất, cần cập nhật, sửa đồi điều lệ và quy chế tài chính của các tập đoàn kinh tế Nhà nước nhằm bảo đảm các doanh nghiệp có đầy đủ cơ sơ pháp lý để cam kết và thế chấp với các chủ thể trong hợp đồng mua bán LNG và mua bán điện. Cùng với đó, các tập đoàn kinh tế Nhà nước được quyền cam kết và thế chấp tài sản hay dòng tiền của tập đoàn trong các giao dịch pháp luật, kinh tế, thương mại.

Về cam kết bảo lãnh, bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ, nội tệ, Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước cần cam kết đảm bảo về khối lượng cho nhà đầu tư, tỷ giá sẽ do thị trường quyết định.

“Khi đó rủi ro cũng sẽ do thị trường quyết định và nút thắt về cam kết bảo lãnh, bảo đảm chuyền đồi ngoại tệ,nội tệ cùng với nghĩa vụ thanh toán quốc tế về nhập khẩu LNG sẽ được tháo gỡ”, TS Nguyễn Quốc Thập bày tỏ.

Đồng quan điểm, không ít ý kiến cũng cho rằng, cần thiết phải một Nghị quyết chuyên đề của Quốc hội để đảm bảo mục tiêu quy hoạch năng lượng và quy hoạch điện VIII. Qua đó, có cơ hội xây dựng cơ chế chính sách điện khí LNG nói riêng và năng lượng nói chung. Đồng thời, có cơ hội xây dựng mô hình quản trị đầu tư xây dựng, vận hành, khai thác sử dụng hiệu quả và tối ưu điện khí LNG.

Theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh – giảng viên cao cấp Học viện Tài chính, muốn thu hút nguồn vốn phát triển điện khí LNG theo Quy hoạch điện VIII, cần quy hoạch đồng bộ, tập trung các dự án kho cảng nhập khẩu LNG; sớm hoàn thiện hành lang pháp lý làm cơ sở để triển khai xây dựng, sử dụng hạ tầng liên quan đến khí LNG, bao gồm các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn về kỹ thuật, thương mại, tài chính cần phải được hoàn thiện.

Đồng thời, vị chuyên gia này cũng cho rằng, về mặt cơ chế chính sách cần phải rõ ràng, khả thi, thực tế, bảo đảm quản lý và quy định hiệu quả, xây dựng hệ thống phân phối và tiếp cận thị trường và thúc đẩy hợp tác quốc tế.

Song song đó, cần hoàn thiện khung pháp lý, cơ chế quản lý cho các dự án đầu tư điện khí LNG theo hình thức đầu tư thông thường để tạo điều kiện thu xếp tài chính cho các dự án điện khí LNG quy mô hàng tỷ USD; rà soát và chỉnh sửa các quy định về thủ tục, trình tự đầu tư ở các Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Môi trường, Luật Quy hoạch tạo điều kiện cho việc hoàn thiện và phát triển điện khí LNG.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển điện khí LNG – Cần giải pháp đồng bộ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714224908 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714224908 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10