Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn di sản: Không thể bỏ qua khuyến nghị của UNESCO

Diendandoanhnghiep.vn Vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới cách đây 30 năm, việc đô thị hóa có tác động đến di sản cần phải được thực hiện theo đúng quy trình,

với những cam kết, khuyến nghị mà UNESCO đã đưa ra.

>>>  Vụ quây núi đá vịnh Hạ Long làm "hòn non bộ": Trách nhiệm thuộc cơ quan quản lý?

LTS: Di sản được khai thác đúng mức sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho quốc gia, đồng thời thúc đẩy hơn nữa công tác đầu tư bảo tồn và giữ gìn di sản. 

Đó là chia sẻ của KTS Đào Ngọc Nghiêm – Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch và Đô thị Việt Nam xung quanh việc dự án Khu đô thị tại khu 10B san lấp làm khu đô thị ở vùng đệm vịnh Hạ Long.

- Những ngày qua sự việc trên đã tạo nên nhiều trường dư luận việc nên hay không “bê tông hóa” vùng đệm vịnh Hạ Long, ý kiến của ông như thế nào?

KTS Đào Ngọc Nghiêm: Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long ngày càng có sức lan tỏa và chi phối ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Quảng Ninh và hơn thế nữa cùng với các di sản thế giới ở Việt Nam, nó là điểm tựa và tạo đà cho sự phát triển nhanh, mạnh của ngành du lịch cả nước trong thời kỳ hội nhập.

Vì vậy, khi đã được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, các hoạt động được đánh giá là gây tác động đến di sản thì cần thực hiện đúng những thủ tục cần thiết, và các khuyến nghị của UNESCO. Xét theo công trình là di sản quốc gia, có thể dự án đã được phê duyệt và làm đúng thủ tục, nhưng các quy định của di sản thế giới thì rất ngặt nghèo.

Lấy ví dụ như với Hoàng Thành Thăng Long, khi di dời một số thứ phải hỏi ý kiến UNESCO. Hay chúng ta từng muốn mở rộng cống trong Kinh thành Huế để giảm ách tắc giao thông, nhưng cũng đã bị tuýt còi.

Nói vậy để thấy, quy trình thực hiện, có tác động tới công trình của di sản thông thường khác với di sản thế giới, phải đặc biệt tuân thủ những thỏa thuận với quốc tế mà chúng ta đã cam kết.

- Một số ý kiến cho rằng vốn dĩ đây là vùng đệm và sẽ không tác động lớn đến lõi di sản, theo ông có đúng như vậy?

KTS Đào Ngọc Nghiêm: Theo pháp luật về di sản văn hóa vùng đệm là vùng bảo vệ tránh tác động ảnh hưởng đến di sản. Việc quy định không rõ ràng các vấn đề trong xây dựng tại vùng đệm sẽ có thể làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan rất nguy hiểm.

Di sản không chỉ cho hôm nay mà còn cho thế hệ mai sau. Những dự án là theo giai đoạn, thời kỳ. Theo tôi, nên xem xét lại quy mô dự án. Các dự án nên phát triển theo hướng tô điểm, tôn vinh thêm vịnh Hạ Long chứ không phải can thiệp thô bạo vào di sản.

Thực tế phát triển những năm qua đã cho thấy, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản vịnh Hạ Long đang gặp nhiều thách thức lớn. Đó là vấn đề môi trường sinh thái và cảnh quan đang bị tác động mạnh bởi sự phát triển của các công trình xây dựng đô thị và các ngành công nghiệp ven bờ vịnh Hạ Long.

Sự gia tăng dân cư, nhà bè, các phương tiện vận chuyển khách du lịch, tàu vận tải, tàu nghỉ đêm trên vịnh.

Trước đây, Ủy ban di sản thế giới quan ngại trong một số kỳ họp thường niên về công tác bảo tồn các di sản thế giới đã đưa ra nhiều khuyến nghị. Do đó, tỉnh Quảng Ninh cần quan tâm, nhìn nhận những thách thức và định hướng đúng đắn hơn trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy vịnh Hạ Long.

 Dự án khu đô thị 10B phường Quang Hanh (TP. Cẩm Phả) có 3,88ha nằm trong vùng đệm vịnh Hạ Long. Ảnh: P.C

Dự án khu đô thị 10B phường Quang Hanh (TP. Cẩm Phả) có 3,88ha nằm trong vùng đệm vịnh Hạ Long. Ảnh: P.C

- Ông có đề xuất nào với dự án trên và các trường hợp tương tự?

KTS Đào Ngọc Nghiêm: Việc phát triển du lịch một cách nhanh chóng ở Việt Nam gây ra tình trạng nhiều tư nhân lợi dụng cảnh quan thiên nhiên, di sản để tăng giá trị cho những dự án kinh doanh dịch vụ. Vai trò của các cơ quan chức năng trong việc này rất quan trọng, phải thực hiện đúng trách nhiệm thanh, kiểm tra, động viên nhân dân giám sát và khi dân có ý kiến phải nghiên cứu, ứng phó, giải quyết.

Do đó, việc yêu cầu dừng thi công dự án khu đô thị 10B phường Quang Hanh là cần thiết. Chúng ta phải kiểm tra về việc phân vùng, nếu không sẽ dẫn đến hệ lụy xấu là sử dụng vùng đệm nhưng lại lợi dụng được cảnh quan của thiên nhiên.

Cần có khung pháp luật chặt chẽ khi đưa di sản vào khai thác du lịch. Trong khung pháp luật về di sản, cần đề cao việc bảo vệ, bảo tồn di sản lên trước, sau đó mới tính đến chuyện khai thác kinh tế dựa vào các di sản này. Chỉ có làm như thế mới phát triển được du lịch và gìn giữ di sản bền vững.

- Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Phát triển kinh tế gắn với bảo tồn di sản: Không thể bỏ qua khuyến nghị của UNESCO tại chuyên mục Bất động sản của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714345727 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714345727 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10