Chính phủ quyết liệt "gỡ khó" cho kinh tế tư nhân

Diendandoanhnghiep.vn Tính đến thời điểm hiện tại, có thể nói kinh tế tư nhân (KTTN) đang ngày càng thể hiện được vai trò xung kích trên mặt trận phát triển kinh tế đất nước.

KTTN cũng là khu vực được coi có sự phát triển năng động bậc nhất trong các thành phần kinh tế hiện nay của Việt Nam.

KTTN cũng là khu vực được coi có sự phát triển năng động bậc nhất trong các thành phần kinh tế hiện nay của Việt Nam.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, nếu mỗi một đơn vị vốn bổ sung thì khu vực tư nhân Việt Nam đang tạo ra doanh thu nhiều gấp 3 lần so với doanh nghiệp Nhà nước.

Chính sách thuế mang nặng tính tận thu

Tính chi tiết thì 30% giá trị tổng sản lượng công nghiệp, gần 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ, 64% tổng lượng hàng hóa và 100% giá trị sản lượng hàng hóa vận chuyển là từ khu vực KTTN. Vì vậy, khu vực KTTN đang dần trở thành một động lực góp phần thúc đẩy nền kinh tế Việt Nam.

KTTN cũng là khu vực được coi có sự phát triển năng động bậc nhất trong các thành phần kinh tế hiện nay của Việt Nam. Điểm đặc biệt là khu vực KTTN đã thu hút khoảng gần 85% lực lượng lao động cả nước, tạo ra khoảng 1 triệu việc làm hàng năm cho người lao động...

Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế TS. Võ Trí Thành, khu vực này vẫn đang gặp rất nhiều rào cản và bị bủa vây nhiều phía. Cụ thể như quyền tài sản.

“Quyền tài sản lớn hơn cả quyền sở hữu. Theo nghĩa rộng Việt Nam còn nhiều vấn đề: Tài sản gắn liền với đất đai, cạnh tranh, tiếp cận nguồn lực, môi trường kinh doanh”, ông Thành nói.

Thừa nhận nỗ lực của Chính phủ đối với kinh tế tư nhân, nhưng ông Thành cho rằng, Chính phủ cơ bản mới xử lý được một vấn đề, đó là gia nhập thị trường, còn cạnh tranh – vốn, chế tài thực thi hợp đồng kinh doanh hay việc rút lui khỏi thị trường vẫn còn chưa được cải thiện nhiều. Do đó, doanh nghiệp Việt vẫn khó có đủ năng lực cạnh tranh, khó tạo động lực thực sự.

Dưới góc độ chuyên gia tài chính, chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh đánh giá, vốn và thuế là 2 vấn đề nan giải đối với khu vực kinh tế tư nhân, hạn chế sự phát triển của khối kinh tế này.

Đối với vốn, ông Ánh cho biết, do quy mô vốn nhỏ và khả năng tự tài trợ bị hạn chế, cùng với thị trường tài chính phi ngân hàng kém phát triển, nên khu vực kinh tế tư nhân trông cậy rất nhiều vào việc vay ngân hàng để bù đắp sự thiếu hụt vốn kinh doanh.

Trong khi đó, theo số liệu chính thức, tỷ trọng tín dụng cho kinh tế tư nhân hiện nay trong tổng tín dụng ngân hàng còn thấp, cách xa so với nhu cầu của khu vực này cũng như không tương xứng với vai trò và vị thế của nó trong nền kinh tế.

Về vấn đề thuế, ông Ánh cho rằng, đây là vấn đề quan trọng thứ hai sau vốn, nhưng lại được các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân nói tới nhiều nhất.

Hầu hết các ý kiến đều cho rằng thuế hiện nay quá cao do đó yêu cầu được ưu đãi, miễn giảm và chính sách thuế mang nặng tính tận thu... khiến doanh nghiệp gặp khó khăn”, ông Ánh bày tỏ.

Chính phủ quyết liệt gỡ khó

Để tháo gỡ những khó khăn cho KTTN, thời gian qua, Chính phủ đã có nhiều cuộc xúc tiến đầu tư và các sự kiện đối thoại với doanh nghiệp. Từ đó một loạt cải cách chính sách đã được ban hành, những tồn tại của nền kinh tế được nhận diện như nợ xấu, ngân hàng yếu kém, thoái vốn, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thanh kiểm tra…giúp môi trường đầu tư kinh doanh cải thiện.

Ví dụ rõ nét nhất cho thấy những nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy giảm chi phí cho doanh nghiệp đó là yêu cầu các ngân hàng thương mại giảm lãi suất. Cụ thể, hệ thống ngân hàng đã tiến hành giảm lãi suất ở mức 0,5%/năm, góp phần tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí vốn vay cho doanh nghiệp. Tới đây, các chi phí khác như bảo hiểm, BOT… cũng sẽ được rà soát để giảm cho doanh nghiệp.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng chính phủ Mai Tiến Dũng khẳng định, giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp, cả chi phí chính thức và không chính thức. Trong đó có các giải pháp giảm chi phí đường bộ qua trạm BOT, giảm phí hạ tầng công cộng, khu vực cảng, giảm tỉ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành khi thông quan từ 30-35% xuống còn 15% khi xuất nhập khẩu.

Mới đây nhất, việc Bộ công thương quyết định cắt giảm hơn 50% điều kiện kinh doanh của Bộ là bước đi cụ thể của việc giảm chi phí cho doanh nghiệp. Việc cắt giảm thủ tục tạo thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, qua đó đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Ngoài vấn đề về phí, việc cải cách thủ tục hành chính, một trong những rào cản môi trường kinh doanh và mối lo ngại của doanh nghiệp cũng đang được đẩy mạnh. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết,Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng.

Hội đồng này có 2 nhiệm vụ cơ bản, thứ nhất là kết nối cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước, đề xuất kiến nghị cải cách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Thứ hai là đánh giá việc cải thiện thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương đặc biệt là cải tiến theo tiêu chí của Ngân hàng Thế giới đặt ra về cải thiện môi trường kinh doanh.

Doanh nghiệp cần cơ chế, chính sách thuận lợi

Để KTTN thực sự trở thành động lực của nền kinh tế, ông Phạm Đình Đoàn - Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái cho rằng, muốn kinh tế phát triển và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh thì phải tấn công xóa bỏ tệ nạn nhũng nhiễu, đơn giản hóa, trực tuyến hóa thủ tục hành chính. Doanh nghiệp chúng tôi không cần Nhà nước hỗ trợ gì nhiều, không phải là giảm thuế 10% hay 15%, điều quan trọng hơn là khắc phục tình trạng “hành là chính” ở nhiều cơ quan. Nếu không có bộ máy hành chính có năng lực và phục vụ tận tâm thì nền kinh tế và các doanh nghiệp không khá được...

“Để phát triển kinh tế tư nhân, ngoài cải cách hành chính thì vai trò của Nhà nước trong việc định hướng các chính sách vĩ mô tạo điều kiện hướng đi cho doanh nghiệp tư nhân là điều rất quan trọng”, ông Đoàn nói.

Còn theo ông Trương Gia Bình - Chủ tịch Hội đồng Quản trị FPT, môi trường kinh doanh là vấn đề quan trọng bậc nhất để kinh tế tư nhân phát triển. Ở những quốc gia có lực lượng doanh nghiệp tư nhân mạnh đều có điểm chung là cơ chế, chính sách thuận lợi cho người dân.

Nếu có điều kiện để kinh doanh thuận lợi như tất cả các nước khác, tôi tin kinh tế tư nhân Việt Nam sẽ có một vị trí xứng đáng trên thế giới. Hiện nay, khoảng hơn 70% đóng góp vào nền kinh tế là từ khối doanh nghiệp tư nhân.

“Do đó, để nền kinh tế phát triển vững mạnh, chúng ta phải tạo môi trường thông thoáng, an toàn cho kinh tế tư nhân phát triển”, ông Bình chia sẻ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính phủ quyết liệt "gỡ khó" cho kinh tế tư nhân tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714236382 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714236382 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10