Sửa luật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thiết thực, hiệu quả

Diendandoanhnghiep.vn Những năm qua, sự phát triển của các kênh thương mại điện tử đã mang đến nhiều tiện lợi, tuy nhiên cũng bộc lộ không ít mặt trái, những gian thương tìm mọi kẽ hở từ pháp luật để khai thác...

hihhii

Những năm qua, sự phát triển của các kênh thương mại điện tử đã mang đến nhiều tiện lợi, tuy nhiên cũng bộc lộ không ít mặt trái. Ảnh minh họa

Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, ông Hùng cho rằng, với tính năng ưu việt, nhất là trong bối cảnh dịch COVID-19, số người sử dụng internet tham gia mua sắm trực tuyến đã tăng rất mạnh trong 2 năm gần đây. Sự phát triển của các kênh thương mại điện tử đã mang đến nhiều tiện lợi song cũng bộc lộ không ít những mặt trái.

Đưa ra dẫn chứng cụ thể, ông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, hiện nay, có tình trạng hàng hóa bán trên các trang mạng xã hội chưa được cấp phép hoặc không có pháp nhân tại Việt Nam; không kiểm tra được thông tin người bán hoặc thông tin về giá cả, chất lượng, nguồn gốc hàng hóa… Điều này dẫn đến việc người mua nhận phải hàng kém chất lượng, không có hóa đơn, chứng từ.

Ngoài ra, còn có tình trạng các đối tượng khởi tạo gian hàng trên kênh thương mại điện tử và chỉ chạy trong một đợt, với nhiều chương trình giảm giá đặc biệt như giá 1.000 đồng, giá 0 đồng…, bán những sản phẩm chất lượng kém rồi biến mất. Nhiều người tiêu dùng đã bị thiệt hại do những hành vi lợi dụng giao dịch trên không gian ảo để lừa dối, trục lợi. 

“Nhà nước đã ban hành luật về thương mại điện tử. Chính phủ cũng có các nghị định hướng dẫn. Tuy nhiên, pháp luật không “phủ sóng” hết được. Những người kinh doanh gian lận họ tìm mọi kẽ hở để khai thác. Vì vậy, công tác quản lý nhà nước cần phải được tăng cường” - ông Hùng nói.

Bên cạnh đó, công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thời gian qua đã đạt được một số kết quả bước đầu quan trọng, nhưng quyền lợi người tiêu dùng vẫn bị xâm phạm nghiêm trọng. Ngoài nguyên nhân chủ quan trong công tác thực thi pháp luật, việc thi hành pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng phát sinh những vướng mắc, khó khăn, bất cập.

“Đơn cử, đến nay, vẫn còn 9 tỉnh, thành phố chưa có tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Có hai tỉnh đã thành lập và đi vào hoạt động, nhưng do khó khăn nhiều mặt, trong đó có vấn đề kinh phí, đã phải xin giải thể”, ông Hùng chia sẻ.

Bên cạnh đó, có một nghịch lý là Hội Bảo vệ người tiêu dùng được giao trách nhiệm, nhưng không được giao quyền hạn cũng như nguồn lực để thực hiện. Chính vì vậy, đến nay, trong 7 nội dung tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của tổ chức xã hội theo khoản 1 Điều 28 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, còn một số nội dung rất khó thực hiện. Chẳng hạn, Luật quy định “Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng”. Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ kinh phí để thực hiện. Như kinh phí điều tra, thu thập, giám định chứng cứ, thuê luật sư, bồi thường trong trường hợp thua kiện...

Hay, theo khoản 3 Điều 25 Nghị định 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, khi tự mình khởi kiện vụ án bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có nghĩa vụ chịu các chi phí phát sinh trong quá trình khởi kiện. Tuy nhiên, Hội là tổ chức phi lợi nhuận, không được ngân sách hỗ trợ, vì vậy, không có nguồn kinh phí. Nếu thắng kiện, tiền bồi thường cũng không thuộc về Hội…

Ngoài ra, Nghị quyết số 82 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng ban hành ngày 26/5/2020 đã nêu rõ nhiệm vụ của các bộ, ngành trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng trong chính bộ, ngành, lĩnh vực của mình.

Tuy nhiên, sau hơn một năm triển khai thực hiện, công tác bảo vệ người tiêu dùng hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Một số bộ, ngành vẫn chưa ban hành văn bản triển khai, nên chưa giao nhiệm vụ cụ thể cho từng đơn vị, cá nhân, dẫn đến hiệu quả mang lại chưa được như mong muốn. Nhiều địa phương do hạn chế về nhân lực và tài chính nên hoạt động bảo vệ người tiêu dùng mới chỉ lồng ghép trong các hoạt động chuyên môn.

>>Hành lang pháp lý bảo vệ người tiêu dùng tài chính: Bao giờ?

hihihi

Quyền lợi của người tiêu dùng cần được đảm bảo. Ảnh minh họa

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, đứng trước bối cảnh trong nước và quốc tế đang có nhiều thay đổi, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) cần thể hiện và đáp ứng toàn diện các yêu cầu thực tiễn. Trong đó, hạn chế tối đa sự bất cập có thể đến từ việc phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và thế giới cũng như sự xuất hiện của nhiều phương thức kinh doanh, tiêu dùng mới mà thời điểm xây dựng luật chưa xuất hiện.

Góp ý sửa đổi luật mới, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng cho rằng: Luật mới phải phát huy rõ vai trò, trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng như xây dựng cơ chế phù hợp để thành lập và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ người tiêu dùng hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả.

Đồng quan điểm, ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - cũng chỉ ra, một số quy định hiện nay chỉ phù hợp với các giao dịch, kinh doanh - tiêu dùng có tính "truyền thống" mà chưa tính đến mô hình kinh doanh có yếu tố mới, nhất là mô hình ứng dụng sự phát triển của thương mại điện tử, các mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng chia sẻ, kinh tế số.

Mặt khác, một số trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của doanh nghiệp đã không còn phù hợp, đầy đủ do sự xuất hiện của nhóm người tiêu dùng mới hoặc hành vi tiêu dùng mới.

“Nhiều hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng mới xuất hiện cũng cần được bổ sung vào phần các hành vi cấm hoặc nghĩa vụ của các chủ thể có liên quan. Những vấn đề này cần được xây dựng trọng tâm trong luật mới khi được sửa đổi”, ông Đậu Anh Tuấn chia sẻ.

Được biết, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi) dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét tại kỳ họp tháng 10 năm 2022 và thông qua tại kỳ họp tháng 5 năm 2023.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sửa luật để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thiết thực, hiệu quả tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714244743 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714244743 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10