Sức hút từ mô hình bán lẻ mới tại Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Việc tăng độ mở cửa nền kinh tế đang giúp Trung Quốc trở thành một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới.

Trung Quốc đang vượt Mỹ trở thành thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới hiện nay

Trung Quốc đang vượt Mỹ trở thành thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới hiện nay

Mô hình thành công của Trung Quốc

Trong bối cảnh người tiêu dùng trong nước mong muốn có các sản phẩm chất lượng cao, Bắc Kinh đang tạo mọi điều kiện để thu hút ngày càng nhiều các nhà bán lẻ từ nước ngoài đến thị trường bất chấp những biến động.

Theo Bộ Thương mại Trung Quốc, kể từ đầu năm 2019, một loạt công ty nước ngoài, trong đó có Adidas, Nike và Lego, đã mở các cửa hàng chiến lược (flagship) mới các tại các phố lớn của Trung Quốc, trong khi chuỗi siêu thị ALDI của Đức cũng thâm nhập thị trường này. 

Đặc biệt, vào tháng 8 vừa qua, ngay sau khi khai trương siêu thị đầu tiên ở Trung Quốc, chuỗi bán lẻ Mỹ Costco đã buộc phải đóng cửa vì quá tải do lượng lớn người tiêu dùng của quốc gia này đổ xô đến đây và tranh giành những mặt hàng giảm giá. 

Các xu hướng trên chứng minh Trung Quốc vẫn là một trong những thị trường tiêu dùng đầy tiềm năng và không kém phần quan trọng với các nhà bán lẻ khi mô hình kinh doanh này đang chịu sức ép của thương mại điện tử.

Theo dự báo của eMarketer cho thấy doanh thu bán lẻ tại Trung Quốc trong năm 2019 sẽ cán mốc 5,6 nghìn tỷ USD, nhiều hơn 100 tỷ USD so với Mỹ và có khả năng sẽ giữ vững vị trí này cho đến năm 2022.

Theo Xiao Lei, chuyên gia tài chính làm việc tại Bắc Kinh nhận định, với số dân đông nhất thế giới, thị trường Trung Quốc vẫn có sức tiêu thụ lớn, đặc biệt đối với hàng hóa cao cấp. Các tập đoàn Mỹ khó có thể bỏ qua thị trường này. 

Bên cạnh đó, thông qua những hội chợ như "Triển lãm Nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc", chính phủ Trung Quốc đã rất nỗ lực trong việc truyền đi tín hiệu mạnh mẽ về cam kết mở cửa hơn nữa, từ đó kích thích mong muốn mở rộng thị trường tại Trung Quốc của các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.

Cơ cấu tiêu dùng ngày càng nâng cấp của Trung Quốc đang hướng ngành công nghiệp bán lẻ đến một sự tiện lợi, đa dạng và trải nghiệm. Trong khi đó, việc bùng nổ thanh toán di động đã tạo điều kiện thuận tiện cho cả thương mại trực tuyến và truyền thống, cung cấp sự tiếp cận và sức mua cho khách hàng đã giúp Trung Quốc khẳng định vị trí thị trường bán lẻ số một thế giới.

Hiện tại mua sắm trực tuyến chỉ hơn 35% tổng doanh thu bán lẻ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, đây cũng là tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với bất kỳ thị trường khác trên thế giới. Việc hợp tác với các "gã khổng lồ" công nghệ nội địa phát triển mảng mua sắm trực tuyến đã không làm giảm tầm quan trọng của các cửa hàng truyền thống khi vẫn mang lại hơn 65% doanh thu cho các doanh nghiệp.

Đây cũng là lý do khi nhắc đến thị trường bán lẻ Trung Quốc, người ta hay nói đến cụm từ "bán lẻ kiểu mới". Mô hình thành công của Alibaba cho thấy tầm nhìn về sự hiệu quả giữa việc pha trộn mua sắm trực tuyến và truyền thống khi cho phép khách hàng mua sắm cách họ muốn.

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng cho rằng, nhiều khả năng thị trường bán lẻ Trung Quốc sẽ có dấu hiệu hạ nhiệt dần. Một phần là do chiến tranh thương mại với Mỹ vẫn đang diễn biến bất thường khiến nền kinh tế Trung Quốc mất đà tăng trưởng, chi tiêu của người dân cũng sẽ giảm xuống.

Mặt khác, câu chuyện thành công trong ngày đầu mở bán của Costco không đồng nghĩa với việc các nhà bán lẻ khác sẽ có cơ hội thâm nhập và tạo được chỗ đứng vững chắc tại thị trường Trung Quốc. Mặc dù nhiều doanh nghiệp đang nắm bắt các công nghệ mới và đổi mới, nhưng vẫn không thể phát triển mạnh do không thể liên kết với các khu vực trong chuỗi công nghiệp bán lẻ trong ngắn hạn hoặc trung hạn.

Tham chiếu cho Việt Nam

Câu chuyện của Trung Quốc cũng cho thấy bài học về việc kết hợp giữa mua sắm trực tuyến và truyền thống để các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài trên thị trường bán lẻ nội địa. 

Hiện nay, thị trường bán lẻ Việt Nam đang có nhiều tiềm năng phát triển do quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18-50); dự báo chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm và sẽ lên mức 714 USD/ tháng vào năm 2020. Cùng với đó, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử những năm gần đây đang mang đến cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam đổi mới phương thức mua sắm.

Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, để thị trường bán lẻ Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới cần đẩy mạnh thói quen mua sắm, thanh toán điện tử đang còn hạn chế hiện nay. Điều này xuất phát từ việc thanh toán chưa thuận tiện khiến người có nhu cầu buộc phải sử dụng cùng lúc nhiều loại ví điện tử. Do đó, để cải thiện tình hình, cần có chính sách của nhà nước và sự liên kết của các loại ví điện tử cùng các ngân hàng thương mại với nhau.

Đồng thời, chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú nhận định, để giữ được thị phần, nhà nước cần thêm chính sách khuyến khích các tập đoàn lớn trong nước đầu tư phát triển thị trường thương mại điện tử trong ngành bán lẻ, từ đó dẫn dắt các doanh nghiệp nhỏ hơn tham gia vào xu hướng này để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tương lai.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Sức hút từ mô hình bán lẻ mới tại Trung Quốc tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714927790 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714927790 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10