TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: “Thêm việc” cho doanh nghiệp, ngân hàng

Diendandoanhnghiep.vn Tọa đàm trực tuyến “Thuế Giá trị Gia tăng với hoạt động Thư tín dụng” của Diễn đàn Doanh nghiệp và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã bắc nhịp cầu tâm tư ngân hàng, doanh nghiệp đến các cơ quan quản lý..

Ông Lã Quang Trung, Kế toán trưởng của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) chia sẻ từ cầu nối TP Hồ Chí Minh là "ở vai trò nhà băng có nhiều hoạt động thư tín dụng (L/C), phát hành L/C bảo lãnh và các dịch vụ thanh toán đi kèm cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn đang có số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước, Eximbank vô cùng mong đợi các cơ quan chức năng sớm có văn bản hướng dẫn cụ thể bóc tách giữa tín dụng L/C và thanh toán L/C, nhằm để triển khai rà soát hoạt động cũ và áp dụng cho hoạt động mới". 

Tọa đàm

Tọa đàm "Thuế GTGT với hoạt động Thư tín dụng" được nhiều doanh nghiệp, ngân hàng tham gia trực tuyến

Tuy nhiên, sự mong đợi này cũng là bất đắc dĩ khi nếu các cơ quan chức năng không có quyết định nào khác thay thế văn bản số 1606/TCT-DNL của Tổng Cục thuế (Bộ Tài chính) ngày 22/4/2020 chỉ đạo các Cục thuế địa phương yêu cầu thu thuế dịch vụ thanh toán L/C qua các TCTD. Văn bản 1606 nêu: “Từ thời điểm Luật TCTD 2010 có hiệu lực (từ 1/1/2011) thư tín dụng là hình thức cung ứng dịch vụ thanh toán (theo quy định tại Khoản 15 Điều 4 Luật các TCTD 2010), do vậy sẽ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định”. Và thực tế tại tọa đàm, đại diện Tổng Cục Thuế sau phân tích về văn bản cũng như cơ sở soạn thảo văn bản quy định, đã ghi nhận hàng loạt ý kiến trái chiều từ ngân hàng, doanh nghiệp phản hồi rằng dù vậy, đây vẫn là quy định có phần không phù hợp do chưa có hướng dẫn “bóc tách” rõ 2 cấu phần; cũng như có thể làm cồng kềnh, tăng nặng thêm chi phí rà soát, triển khai, đặc biệt nếu thực thi “ngược dòng thời gian”, truy thu thuế GTGT từ năm 2011; thậm chí có thể làm ảnh hưởng đến cơ hội hòa nhập và tận dụng các cam kết thương mại tự do mà Việt Nam cùng các quốc gia đã kí kết.

Đáng chú ý, từ phía doanh nghiệp có nhiều hoạt động xuất nhập khẩu, bà Bà Phạm Bích Hồng - Giám đốc điều hành kiêm Kế toán trưởng Công ty May 10 cho biết trong việc thực hiện L/C thì nếu như ngân hàng có kê khai thuế để nộp, đến doanh nghiệp lại kê khai để được khấu trừ thuế đầu vào. "Về bản chất Nhà nước sẽ không gia tăng được nguồn ngân sách ở đó nếu quyết định áp thu thuế GTGT đối với L/C thanh toán. Do đó May 10 kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước giảm thủ tục về kê khai đầu ra, đầu vào cho doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí kê khai".

Trò chuyện với Diễn Đàn Doanh Nghiệp sau tọa đàm, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng đồng quan điểm với bà Hồng và các diễn giả, luật sư, ngân hàng. Một chủ doanh nghiệp chuyên xuất khẩu nông sản cho hay theo quy định của pháp luật thuế, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa là nông hải sản thì thuộc diện chịu thuế 0% (theo quy định tại Điểm đ, Khoản 1, Điều 9, TT 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính) do đó doanh nghiệp của ông không phải lo thuế GTGT. Tuy nhiên, cũng theo quy định thì đơn vị kinh doanh cũng sẽ được hoàn thuế cho hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu khi đáp ứng một số tiêu chí và kê khai hạch toán cụ thể. Do đó, nếu Bộ Tài chính – Tổng Cục Thuế quyết áp thêm thu thuế doanh nghiệp có sử dụng hình thức L/C thanh toán cho các giao dịch thanh toán xuất nhập khẩu, doanh nghiệp có nộp thuế xong lại cũng sẽ kê khai hoàn thuế. Không hẳn là “mèo lại hoàn mèo” mà Ngân sách Nhà nước qua chính sách thu thuế này không được lợi thêm bao nhiêu, lại rất… khổ cho doanh nghiệp.

Chúng tôi luôn tuân thủ mọi quy định, đóng thuế đầy đủ, ý thức đó là nghĩa vụ của doanh nghiệp. Cũng  phải nói rằng nhờ minh bạch và tuân thủ pháp luật thuế, việc kê hoàn thuế của doanh nghiệp chúng tôi luôn rất thuận lợi, không gặp khó khăn như một số doanh nghiệp khác. Song nay nếu phải tăng kê khai hoàn thuế vẫn sẽ rất mất thời gian cho cả doanh nghiệp lẫn cơ quan thuế tiếp nhận, xử lí khi kê thêm phần thuế GTGT cho dịch vụ thanh toán L/C, nhất là khi phải liên đới đến cả ngân hàng – đơn vị cung cấp dịch vụ tín dụng và thanh toán. Bởi với các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu lớn như chúng tôi, luôn sử dụng nhiều dịch vụ L/C của ngân hàng khi làm ăn với bên ngoài, chi phí ngân hàng là loại phải kê khai hoàn thuế nhiều nhất, mất thời gian nhất do đây là đặc thù chung. Chúng tôi đồng ý đã là pháp luật thuế, thì nếu đúng, một đồng cũng nên thu. Nhưng thu mà không có lợi, còn “thêm việc” cho các bên, làm mất chi phí thời gian của doanh nghiệp, ngân hàng, thì nên chăng cần nghiên cứu có quy định sao cho đảm bảo công bằng và đạt các tiêu chí thu đúng nơi, đúng lúc, đúng chỗ, hiệu quả cho cả Nhà nước lẫn nền kinh tế, doanh nghiệp. Trên hết là do các doanh nghiệp sử dụng L/C thường làm ăn với doanh nghiệp toàn cầu, nên pháp luật thuế cũng cần đối chiếu, sao cho tiệm cận và liên thông cùng các thông lệ, quy định quốc tế”, vị lãnh đạo doanh nghiệp kiến nghị bổ sung.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TÀI CHÍNH ĐA CHIỀU: “Thêm việc” cho doanh nghiệp, ngân hàng tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714379342 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714379342 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10