Tăng trưởng quý I đạt 3.82%: Doanh nghiệp chủ động vượt khó!

Diendandoanhnghiep.vn Mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% giờ trở thành “thách thức lớn”, do vậy cần sự chung sức của Chính phủ, người dân, doanh nghiệp, sự chia sẻ của các thực thể trong nền kinh tế.

Tại cuộc họp báo kinh tế xã hội quý I/2020 mới đây, ông Nguyễn Bích Lâm - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho rằng: Mức tăng trưởng GDP 3,82% trong quý I là “rất đáng tự hào” trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, dịch bệnh xảy ra trên khắp thế giới, các nền kinh tế lớn trên thế giới tăng trưởng âm hoặc không tăng trưởng.

Lãnh đạo Tổng cục Thống kê chia sẻ: Kịch bản 1 là dự báo dịch COVID-19 kéo dài hết quý II, sau đó hoạt động sản xuất kinh doanh trở lại bình thường. “Nếu dịch bệnh COVID-19 chỉ kéo dài hết quý II, chúng tôi đưa ra kịch bản tăng trưởng đạt hơn 5%. Còn kịch bản 2 là dịch bệnh kéo dài sang hết quý III thì tăng trưởng, dù vẫn đạt hơn 5%, nhưng thấp hơn mức tăng trưởng nếu dịch bệnh chỉ đến hết quý II”. – ông Lâm nói.

Mức tăng trưởng như lời ông Nguyễn Bích Lâm là “rất đáng tự hào” cũng hợp lý và được dư luận ghi nhận vì chúng ta đang phải đối mặt với “giặc dịch” mang tên COVID-19 cả từ bên ngoài lẫn bên trong. Nhất là trong cuộc chiến này, quan điểm của Thủ tướng, Chính phủ là “thà hy sinh lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe nhân dân”.

Thực tế, xuất khẩu quý I đang ở mức độ tăng rất thấp so với cùng kỳ. Thời gian gần đây, dịch COVID-19 bùng phát mạnh ở châu Âu, Mỹ. Hầu như các đơn hàng của doanh nghiệp ở Mỹ, châu Âu đang tạm dừng. Nếu quý II dịch tiếp tục bùng phát như vậy chắc chắn ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam. Bởi ngoài Trung Quốc, đây là hai thị trường tương đối lớn của nước ta, đặc biệt là với hàng dệt may, da giày và thủy sản.

Chiều nhập khẩu, việc phụ thuộc vào tư liệu sản xuất có xuất xứ Trung Quốc đã khiến nhiều ngành hàng lâm cảnh “đói” nguyên liệu. Dệt may, da giày, điện thoại, máy tính… đều có nguồn linh kiện, nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn.

Một trong những ngành bị ảnh hưởng nhiều từ dịch COVID-19 là dệt may và da giày. Hầu hết các doanh nghiệp của 2 ngành này chỉ dự trữ nguyên phụ liệu tới đầu tháng 3 hoặc đầu tháng 4 tới. Nhiều khả năng sẽ có hàng loạt doanh nghiệp phải tạm ngưng sản xuất do thiếu nguyên phụ liệu.

Không chỉ dệt may, da giày, các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện tử như: Điện thoại, tivi cũng đang “ngấm đòn” cùng dịch bệnh. Linh kiện của ngành phụ thuộc lớn vào 2 thị trường là Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, dịch lại khởi phát ở Trung Quốc và đang bùng phát mạnh ở Hàn Quốc, do vậy, nếu dịch không được khống chế sớm thì dự báo hết quý 1, những ông lớn của ngành điện tử như Samsung cũng bị chao đảo.

Hoặc, khi thiệt hại mà dịch bệnh COVID - 19 gây ra cho lĩnh vực hàng không đã ở bình diện toàn cầu, các hãng hàng không Việt Nam cũng chẳng thể “chạy trời cho hết nắng”.

Trong cuộc họp của Bộ Giao thông Vận tải về ảnh hưởng của dịch cúm COVID - 2019 đến các lĩnh vực giao thông vận tải diễn ra hồi cuối tháng 2/2020, Cục Hàng không Việt Nam đã đưa ra con số dự báo thiệt hại của các hãng hàng không khoảng 25.000 tỷ đồng.

Cần nhớ rằng, chỉ trước đó khoảng nửa tháng, con số này được dự báo mới ở mức 10.000 tỷ đồng. Thế mới thấy sức tàn phá của dịch COVID - 19 gây ra tăng tốc ghê gớm đến mức nào..v..v.

Trong khi đó, ở trong nước, toàn bộ hệ thống chính trị đặt ưu tiên hàng đầu là phòng chống và dập dịch, hy sinh lợi ích kinh tế để bảo đảm tính mạng, sức khỏe của người dân.

Đặc biệt nền kinh tế nước ta tiếp tục duy trì tăng trưởng, không rơi vào tình trạng tăng trưởng âm cho thấy hiệu quả trong chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân để đẩy lùi dịch bệnh, duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong số hàng loạt giải pháp đề ra để giữ vững và nâng cao tăng trưởng kinh tế trong và sau đại dịch đó là: Tận dụng hiệp định thương mại tự do với EU; Giải ngân vốn đầu tư công; Nâng cao năng suất lao động; Nhà nước hỗ trợ chính sách, đồng thời phát huy năng lực nội tại, chi sẻ của cộng đồng doanh nghiệp …

Dẫu vậy, hơn lúc nào hết, thời điểm này tự doanh nghiệp phải tìm cách vượt qua khó khăn. Khi nền kinh tế xảy ra những rủi ro vĩ mô và bất khả kháng, đối tượng trực tiếp chịu rủi ro trực tiếp doanh nghiệp. Họ sẽ phải chấp nhận chuyển đổi thị trường, thậm chí chấp nhận thất bại và phục hồi.

Các chính sách hỗ trợ của nhà nước chỉ phần nào giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn, còn để phục hồi vẫn phải ở chính bản thân các doanh nghiệp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tăng trưởng quý I đạt 3.82%: Doanh nghiệp chủ động vượt khó! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714411253 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714411253 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10