Thảm họa COVID-19 (Kỳ 1): Bao giờ hàng không “cất cánh”?

Diendandoanhnghiep.vn Nếu để nói, ngành nào chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ đại dịch COVID-19, có lẽ chính là Hàng không. Cho đến giờ, người ta vẫn chưa thể chắc chắn, ngành này sẽ trở lại vào thời điểm nào…

Hơn một năm trước, chính xác là ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố sự bùng phát COVID-19 như là một đại dịch toàn cầu. Kể từ đó, cuộc sống hàng ngày của hàng tỷ dân trên thế giới đã thay đổi.

Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Vận tải hàng không là một trong những ngành công nghiệp toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề nhất kể từ đầu cuộc khủng hoảng. Đại dịch COVID-19 đã và đang diễn ra dẫn đến một cuộc khủng hoảng giao thông toàn cầu. Nó phát triển một cách nhanh chóng và khiến ngành công nghiệp này bị suy yếu do mất lưu lượng khách hàng và doanh thu.

Rõ ràng là tác động của cuộc khủng hoảng này vượt ra ngoài phạm vi của lĩnh vực hàng không. Kể từ khi bùng phát COVID-19, hơn 3 triệu người đã chết trên toàn thế giới do loại virus này. Các nhà nghiên cứu gần đây đã ước tính rằng thế giới đã mất đi 20,5 triệu năm tuổi thọ vì những ca tử vong sớm do COVID-19 và con số này có thể sẽ tiếp tục tăng lên.

Cùng với thảm kịch về con người, cuộc khủng hoảng cũng dẫn đến những thiệt hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế, thương mại và di chuyển toàn cầu. Trên thực tế, tất cả các khía cạnh của hoạt động kinh tế và xã hội đã và đang bị gián đoạn.

Các sân bay và hãng hàng không đang thống nhất trong việc kêu gọi các chính phủ hợp tác với ngành công nghiệp này để chuẩn bị khởi động lại kết nối toàn cầu khi tình hình dịch tễ cho phép, và nỗ lực tiêm chủng toàn cầu chưa từng có mang lại hy vọng rằng sự trở lại bình thường là một khả năng trong tương lai gần.

Kể từ khi liều vaccine đầu tiên được sử dụng vào cuối năm 2020, hơn 450 triệu liều đã được sử dụng trên hơn 130 quốc gia. Tuy nhiên, chưa ai dám chắc rằng, liệu “các kỳ nghỉ hè ở nước ngoài có thể xảy ra trong năm nay”.

Bất chấp những dấu hiệu tích cực và triển vọng phục hồi, COVID-19 vẫn là một cuộc khủng hoảng thực sự đối với các sân bay, hãng hàng không và các đối tác thương mại của họ.

Năm 2020, đã đánh dấu sự kết thúc của một thập kỷ tăng trưởng ổn định về lưu lượng hành khách toàn cầu. Đại dịch COVID-19 đang diễn ra đã khiến các sân bay trên khắp thế giới tê liệt vào quý 2 năm 2020, dẫn đến sự sụt giảm doanh thu và hành khách một cách thảm hại.

Chưa bao giờ Phi hành đoàn nhiều hơn hành khách.

Chưa bao giờ Phi hành đoàn nhiều hơn hành khách.

Chỉ tính riêng trong năm 2020, COVID-19 đã khiến hơn 1 tỷ hành khách hủy và bỏ các chuyến bay, làm giảm 64,6% lưu lượng hành khách toàn cầu. Châu Âu và Trung Đông là hai khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất. Trong khi đó, dù bị ảnh hưởng đầu tiên, nhưng châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu phục hồi sớm hơn và nhanh hơn các khu vực khác - chủ yếu là do thị trường nội địa lớn của Trung Quốc thúc đẩy. Tuy nhiên, châu Á - Thái Bình Dương lại ghi nhận mức tổn thất giao thông cao nhất trong tất cả các khu vực với mức thiệt hại 2,15 tỷ hành khách vào năm 2020.

Cho đến năm nay, tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 được dự báo sẽ vẫn khiến ngành hàng không mất thêm 4,7 tỷ hành khách vào cuối năm 2021, giảm 47,5% lưu lượng hành khách toàn cầu. So với năm 2019, mức giảm được dự báo là 43,6% vào cuối năm. 

Đồng thời, đại dịch COVID-19 cũng tác động một cách thảm khốc đến doanh thu của các sân bay. Giao thông hàng không là huyết mạch của hoạt động kinh doanh sân bay. Các sân bay có đến hơn 95% tổng doanh thu từ hai nguồn hoạt động: dịch vụ hàng không và phi hàng không.

Trên thực tế, tất cả các khoản doanh thu hàng không bao gồm các khoản phí liên quan đến hành khách và các khoản phí liên quan đến máy bay từ các nhà khai thác máy bay.

Khi lưu lượng hành khách giảm, khả năng thu các khoản phí đó của các sân bay giảm theo tỷ lệ thuận. Với ít linh hoạt trong chi tiêu hoạt động cùng với phần lớn chi phí là cố định, cuộc khủng hoảng hiện nay là một thách thức chưa từng có đối với tình hình tài chính của các sân bay.

Vào tháng 9 năm 2020, Nhóm Hành động Vận tải Hàng không (ATAG), một hiệp hội toàn cầu đại diện cho tất cả các lĩnh vực của ngành vận tải hàng không, ước tính rằng cuộc khủng hoảng COVID-19 sẽ dẫn đến mất 46 triệu việc làm do ngành hàng không hỗ trợ (-52,5%) cũng như giảm 1,8 nghìn tỷ USD hoạt động kinh tế được hỗ trợ bởi hàng không (-51,5%).

Chưa bao giờ sân bay lại chứng kiến nhiều máy bay

Chưa bao giờ sân bay lại chứng kiến nhiều máy bay "đắp chiếu" như thời điểm này.

Và theo một con số thống kê, nếu không có đại dịch COVID-19, ngành công nghiệp sân bay có thể tạo ra khoảng 188 tỷ USD vào năm 2020. Nhưng cuộc khủng hoảng COVID-19 đã khiến doanh thu sân bay là rơi vào tình trạng “thất thu chưa từng có”, giảm gần 125 tỷ USD vào năm 2020 so với mức cơ sở dự kiến.

Dự báo cho năm 2021, tác động của cuộc khủng hoảng COVID-19 đối với doanh thu sân bay vẫn "chưa dừng lại và sẽ được cảm nhận một cách sâu sắc". Người ta ước tính rằng trên toàn cầu, các sân bay sẽ chịu thiệt hại hơn 94 tỷ USD doanh thu vào cuối năm 2021, cắt giảm một nửa kỳ vọng doanh thu sân bay so với mức cơ sở dự kiến.

Liệu có con đường nào dẫn đến sự phục hồi của ngành hàng không? Chắc chắn là có. Với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử đang được tiến hành, người ta đã nhận thấy một số dấu hiệu tích cực và triển vọng phục hồi. Nhiều chuyên gia trong ngành dự báo lượng du lịch sẽ tăng vọt trong nửa cuối năm 2021. Một số người thậm chí còn đề cập đến sự gia tăng tiềm năng này như một “sự tăng vọt như sau chiến tranh” trong du lịch.

Tuy nhiên, nhiều điều không chắc chắn vẫn bao quanh sự phục hồi của ngành hàng không, và việc hoạch định con đường phục hồi vào thời điểm này là một bài tập đòi hỏi sự thận trọng. Liệu vaccine COVID-19 hiệu quả có được phân phối đầy đủ vào nửa cuối năm 2021? Hay sẽ không thể đủ cho các nước đang phát triển cho đến nửa cuối năm 2021 do nguồn cung hạn chế?

Bên cạnh đó, các đợt lây nhiễm thứ ba, thứ tư, thậm chí là thứ 5 có khả năng xảy ra và có thể lây lan sang nhiều quốc gia. Đồng thời, các biến thể mới của loại virus này chưa được ngăn chặn một cách hiệu quả, dẫn đến việc các chính phủ sẽ bắt buộc phải đưa ra các biện pháp hạn chế hơn, tạo ra các đợt phong tỏa mới và hạn chế đi lại, cản trở nghiêm trọng nỗ lực khởi động lại một cách an toàn. 

Về lâu dài, người ta dự đoán rằng lưu lượng vận tải hàng không toàn cầu có thể mất tới hai thập kỷ để trở lại mức dự kiến trước đó (dự báo trước COVID-19). Và thậm chí, có thể sẽ có một sự thay đổi cấu trúc (lưu lượng khách hàng không sẽ không bao giờ quay trở lại mức dự báo trước COVID-19) sẽ xảy ra.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thảm họa COVID-19 (Kỳ 1): Bao giờ hàng không “cất cánh”? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714229742 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714229742 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10