Thành phố “điểm đến” của doanh nghiệp

Diendandoanhnghiep.vn Sau 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang trở thành điểm đến của các doanh nghiệp.

 Lãnh đạo UBND TP HCM tham quan, trải nghiệm không gian công nghệ GiHuB

Lãnh đạo UBND TP HCM tham quan, trải nghiệm không gian công nghệ GiHuB

Theo thống kê của Hiệp hội doanh nghiệp TP HCM (HUBA), tại cuối 2023, 564.650 doanh nghiệp (DN) với số vốn đăng ký là 11.463.041 tỉ đồng, nhưng trong năm 2023 đã có 27.362 DN phải ngưng hoạt động.Đến quý I/2024, với đà phục hồi kinh tế, TP HCM có thêm 16.161 doanh nghiệp tham gia vào thị trường, trong đó, Thành phố đã cấp phép 247 dự án FDI, tăng 14,4% so với cùng kỳ. Đây cũng là quý mà GDP của Thành phố đạt hơn 6,4%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ của 3 năm từ 2021-2023 (4,48%; 1,88% và 0,7%).

Đất lành chim đậu

Trong năm 2024, kế hoạch lấy lại đà tăng trưởng cao và thực thi theo 3 mốc mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII của TP HCM được nhận định có nhiều thách thức lẫn cơ hội đan xen. Trong đó, thách thức là tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, phức tạp, khó lường, từ những yếu tố bất lợi từ bên ngoài cũng như những hạn chế, bất cập bên trong vẫn còn.

Giữa bối cảnh ấy, Nghị quyết số 98/2023/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM với nhiều cơ chế cho phép áp dụng thí điểm tại TP HCM kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ những rào cản, vướng mắc, để TP tăng tốc, bứt phá, ngày càng đến gần hơn với việc hiện thực hóa mục tiêu vào 2025: Là đô thị thông minh, TP dịch vụ, công nghiệp theo hướng hiện đại, giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế, động lực tăng trưởng của Vùng kinh tế trọng điểm phía nam và cả nước, đi đầu trong đổi mới sáng tạo.

Theo TS. Trần Du Lịch - thành viên Hội đồng Tư vấn Tài chính tiền tệ quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98 - tuy không phải là “cây đũa thần” nhưng vẫn mang đến cho TP HCM nhiều cơ hội, động lực để thúc đẩy tăng trưởng.

Đặc biệt, theo ông Lịch, Nghị quyết 98 cũng cho cơ chế để TP thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 31-NQ/TW của Bộ Chính trị, TP hướng đến các mục tiêu lớn, trong đó có mục tiêu về việc TP đã từng là nơi “lập nghiệp” của doanh nhân cả nước, trong thời đại mới phải là nơi “khởi nghiệp” của khu vực. TP phải là nơi đi đầu trong việc thực hiện thành công Chương trình số hóa quốc gia, nhất là nội dung chính phủ số và doanh nghiệp số.

>> Định hướng mới cho "siêu cảng" Cần Giờ và cảng biển TP HCM

Chìa khóa đột phá

Hiện nay, TP HCM cũng được đánh giá có tiềm năng rất lớn trở thành Trung tâm fintech của Đông Nam Á, theo Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM (HIDS). Từ năm 2010-2020, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của TP tăng gấp đôi. Thành phố tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ, tập trung vào công nghiệp công nghệ cao. Thống kê công bố tại 10/2023, TP HCM xếp 27 khu vực châu Á - Thái Bình Dương về công nghệ Fintech với hơn 60% doanh nghiệp trong lĩnh vực này là khởi nghiệp.

Tại hội thảo: “Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư tại TP HCM – Động lực mới cho phát triển bền vững” diễn ra trong những ngày cuối tháng tư chào mừng ngày Lễ lịch sử của đất nước, các chuyên gia nhận định, trước tiềm năng đó, bài toán đặt ra cho TP HCM vẫn là phải làm sao để có thể phát triển được nguồn nhân lực chất lượng cao trong kỷ nguyên số. Sự ra đời của Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) tại TP HCM, vào tháng 9 tới đây, được kỳ vọng sẽ là “lời giải”.

Được biết, đây sẽ là trung tâm thứ hai được thành lập ở Đông Nam Á, sau C4IR Malaysia ra đời năm 2023 và trở thành trung tâm C4IR thứ 19 trên toàn thế giới. Trung tâm C4IR TP HCM được đặt tại Khu Công nghệ cao TP HCM, là một trong ba khu công nghệ cao quốc gia của Việt Nam, có vai trò chiến lược trong việc hình thành các ngành công nghiệp mũi nhọn thúc đẩy đổi mới sáng tạo. Tương tác Khu công nghệ cao TP HCM và C4IR sẽ trở thành động lực mới thúc đẩy phát triển bền vững cho TP, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong vùng Đông Nam Bộ và cả nước trong thời gian tới.

Sẵn sàng cho C4IR ra mắt vào tháng 9 năm nay, ngay từ bây giờ, những hạ tầng, “vệ tinh”, những “mảnh ghép” cho C4IR cũng đã lộ diện. Trung tâm đổi mới sáng tạo Galaxy Innovation Hub (GiHub) do HDBank làm chủ đầu tư, mới đây cũng đã đi vào vận hành.

Ông Kim Byoungho Chủ tịch HĐQT HDBank, cho biết GiHub được đầu tư với sứ mệnh trở thành bệ phóng cho startup công nghệ. Đây sẽ là điểm đến lý tưởng của nhiều dự án, tập đoàn công nghệ cao trên thế giới, các nhà đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia như: Intel, Google, Facebook (Hoa Kỳ); Nidec (Nhật Bản); Samsung (Hàn Quốc), Nipro (Nhật Bản)… Đồng thời, là cầu nối cho các ý tưởng sáng tạo, hỗ trợ khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp công nghệ, góp phần xây dựng kinh tế TP và cả nước.

Trước đó, ngay đầu năm 2024, TP HCM cũng đã ra mắt Trung tâm chuyển đổi số, là một cấu phần của Thành phố thông minh, xây dựng xã hội số. Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi khẳng định: Với xu hướng mới của kinh tế thế giới như chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đổi mới sáng tạo, đây là các điều kiện với tác động tích cực để TP HCM chuyển mình, phát triển mạnh mẽ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thành phố “điểm đến” của doanh nghiệp tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1716243427 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1716243427 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10