Thị trường bán lẻ Việt đang gia tăng áp lực cho các chủ đầu tư

Diendandoanhnghiep.vn Trong tương lai, cùng với sự gia tăng về quy mô, độ phức tạp của thị trường và chất lượng của các nhà cung cấp mặt bằng bán lẻ cũng sẽ tăng trưởng mạnh.

Thị trường bán lẻ của Việt Nam vào khoảng 180 tỷ USD một năm và nằm trong top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất, với 90 triệu dân. Riêng thị trường bán lẻ trực tuyến có thể tăng trưởng 5-10 lần trong thời gian tới. 

Cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini lên ngôi

Theo bà Võ Thị Khánh Trang - trưởng bộ phận nghiên cứu tư vấn Savills TP.HCM, cách đây khoảng 10 năm, đã có những chuỗi cửa hàng tiện lợi của doanh nghiệp trong nước. Thế nhưng mô hình này vẫn chưa thành công vì giá bán chưa phù hợp với đa số người tiêu dùng nên họ cho rằng "liệu sự tiện lợi có đáng để bỏ tiền?".

Hiện nay, mô hình này đang bùng nổ theo nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là người trẻ. Theo khảo sát người tiêu dùng của Savills TP.HCM, năm 2017, tỷ lệ người tiêu dùng thích đến các cửa hàng tiện lợi là 17%, cao hơn nhiều so với mức 4% vào năm 2015.

Báo cáo mới nhất của Nielsen về xu hướng mua hàng toàn cầu, người mua hàng Việt Nam đã giảm vào chợ truyền thống, thay vào đó họ đến các cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng bán các sản phẩm chăm sóc cá nhân, cửa hàng thuốc tây hiện đại thường xuyên hơn.

Ông Gaurang Kotak - trưởng bộ phận nghiên cứu hành vi người tiêu dùng Nielsen Việt Nam cho biết, khi người mua hàng ở thành thị có ít thời gian hơn, phải đối mặt với tắc nghẽn giao thông và sống xa nơi làm việc nên họ cần các giải pháp và sản phẩm tiện lợi có thể giúp cuộc sống dễ dàng hơn. Xu hướng tiêu dùng mới này làm bùng nổ mô hình cửa hàng tiện lợi.

Tốc độ mở cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini tại Việt Nam hiện đã tăng tới 200% mỗi năm. Theo thống kê của Sở Công Thương TP.HCM, cuối năm 2014, Thành phố chỉ có 326 cửa hàng tiện lợi thì đến cuối tháng 3/2018 đã đạt 1.144, tăng gấp 3,5 lần. Các thương hiệu cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini Family Mart, Bs mart, Circle K, Ministop, Shop&Go... đang dần thay thế cửa tiệm tạp hóa truyền thống. Trong khi đó, các thương hiệu Việt cũng tích cực mở rộng thị phần như chuỗi cửa hàng tiện ích Vinmart+ dự kiến sẽ có 4.000 cửa hàng vào năm 2020... hứa hẹn tạo nên sự sôi động cho sân chơi này. 

Còn khảo sát của Vietnam Report chỉ rõ: các kênh bán lẻ truyền thống vẫn giữ vai trò chủ đạo trong ngành bán lẻ Việt Nam. Doanh thu bán lẻ hiện nay chủ yếu đến từ hệ thống siêu thị/ cửa hàng chính hãng (chiếm tới 92% doanh thu), trong khi bán hàng trực tuyến qua Internet chỉ chiếm khoảng 6% doanh thu. Số đông người tiêu dùng thường mua sắm tại các địa điểm (không tính các khu chợ truyền thống) gần nhà hay nơi làm việc, tiện cho việc đi lại.

Theo chuyên gia ngành bán lẻ Vũ Vinh Phú, cửa hàng tiện lợi kinh doanh các mặt hàng ăn nhanh với giá phải chăng, phù hợp với những người tiêu dùng trẻ. Bên cạnh đó, chính sách cho phép các doanh nghiệp FDI được mở cửa hàng bán lẻ dưới 500m2 mà không phải thực hiện quy định về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) cũng khiến các chuỗi cửa hàng tiện lợi ngày càng phát triển.

Cửa hàng tiện lợi phát triển mạnh còn nhờ vào các dịch vụ cộng thêm như hỗ trợ khách hàng thanh toán tiền điện, nước, internet, đặt vé máy bay, mua thực phẩm, nước giải khát...

Áp lực lớn của các chủ đầu tư

Việc tham gia của nhiều thương hiệu cũng tạo môi trường cạnh tranh khốc liệt về mặt bằng bán lẻ với sự tập trung ngày càng dày của các cửa hàng trong một khu vực, chi phí đầu tư thuê mặt bằng cao... Đặc biệt, tại các khu vực trung tâm, giá thuê dự đoán sẽ khó tăng và tỷ lệ trống dự kiến sẽ lên tới 20% vào năm 2020. Những chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm phát triển bán lẻ sẽ buộc phải giảm mức kỳ vọng giá thuê và áp dụng chính sách cho thuê linh hoạt hơn để hỗ trợ khách thuê.

Bên cạnh đó, dù tiềm năng nhưng kinh doanh cửa hàng tiện lợi đòi hỏi doanh nghiệp phải trường vốn. Bởi trung bình một cửa hàng tiện lợi phải chịu lỗ trong vòng 3 năm đầu. Đây là lợi thế của các doanh nghiệp nước ngoài nhưng lại là nhược điểm của doanh nghiệp Việt Nam vốn khó khăn cả về vốn, nhân lực, chất lượng phục vụ, kiểm soát nguồn hàng. Muốn phát triển kênh bán hàng này, doanh nghiệp Việt cần khẳng định thương hiệu thông qua hàng hóa chất lượng cao, nguồn gốc rõ ràng, giá cả cạnh tranh, thái độ phục vụ tốt, đồng thời chủ động khai thác thị trường nông thôn.

Ngoài ra, hiện nay nhóm người tiêu dùng trẻ đang dẫn dắt thị trường và nhu cầu về giao hàng nhanh là đòi hỏi cần nhà bán lẻ đáp ứng. Vì vậy, các nhà bán lẻ không nên phân biệt bán lẻ online hay offline mà phải tích hợp mô hình bán lẻ đa kênh để đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Đồng thời tập trung hơn trong việc tạo ra những trải nghiệm mua sắm mới, trở thành địa điểm văn hóa, giải trí, trải nghiệm và trưng bày thay vì là nơi mua sắm đơn thuần như trước đây.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thị trường bán lẻ Việt đang gia tăng áp lực cho các chủ đầu tư tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714574934 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714574934 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10