Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nông nghiệp cần nhanh chóng chuyển đổi sang "tư duy kinh tế"

Diendandoanhnghiep.vn Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu sản xuất nông nghiệp cần nhanh chóng chuyển đổi sang "tư duy kinh tế", tích hợp đa giá trị, gắn với phát triển xanh và bền vững.

>>>Dấu ấn ngành nông nghiệp 2023: Nhiều kỷ lục mới

Tại Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, việc phát triển nông nghiệp tuy đã đạt được những kết quả tích cực, song tăng trưởng nông nghiệp thời gian qua vẫn chủ yếu dựa trên "tư duy sản xuất", cần nhanh chóng chuyển đổi sang "tư duy kinh tế", tích hợp đa giá trị, gắn với phát triển xanh và bền vững.

Hội nghị đối thoại năm nay, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 2.000 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị của bà con nông dân gửi đến Thủ tướng Chính phủ.

Hội nghị đối thoại năm nay, Ban Tổ chức đã nhận được hơn 2.000 câu hỏi, đề xuất, kiến nghị của bà con nông dân gửi đến Thủ tướng Chính phủ. 

Nông thôn đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ, nhiều nơi đang chuyển sang xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Tuy vậy, việc đầu tư, quy hoạch nông thôn còn bất cập, tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn diễn ra ngày càng nhức nhối; vấn đề gìn giữ bản sắc văn hóa nông thôn, an ninh trật tự ở nông thôn đang đặt ra nhiều thách thức mới, trong đó có cả vấn đề về dùng app lừa đảo qua mạng như bà con nông dân đã đặt câu hỏi ngày hôm nay.

Nhận thức về vai trò, vị thế và trình độ giác ngộ của nông dân có lúc, có nơi còn chưa đầy đủ, toàn diện; cơ chế, chính sách để người dân phát huy quyền làm chủ chưa được hoàn thiện, nguồn lực hạn chế.

Nhắc lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều là của dân… Muốn cách mạng thành công thì phải dân chúng (công nông) làm gốc". Trong thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam ngày 11/4/1946, Bác Hồ nhấn mạnh: "…Thủ tướng nhấn mạnh, trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có hợp tác xã".

>>>Xuất khẩu gạo tiếp đà tăng tốc năm 2024

Để phát huy quyền làm chủ, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho bà con nông dân, đồng thời triển khai thắng lợi, có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là Nghị quyết 19-NQ/TW và Nghị quyết 20-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Nghị quyết số 46-NQ/TW của Bộ Chính trị, Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, Hội Nông dân Việt Nam tập trung triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp.

Thủ tướng yêu cầu triển khai có hiệu quả Đề án

Thủ tướng yêu cầu triển khai có hiệu quả Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030".

Cụ thể, một là, nâng cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường và vị thế chính trị của nông dân Việt Nam trong đổi mới và hội nhập quốc tế; nâng cao ý chí quyết tâm, không cam chịu nghèo nàn, lạc hậu, ý chí tự lực, tự cường, thực hiện khát vọng làm giàu góp phần phát triển nền nông nghiệp thông minh, nông thôn hiện đại, thúc đẩy đất nước phát triển nhanh, bền vững và nông dân thật sự có đời sống ấm no, hạnh phúc. Làm mới những động lực cũ và bổ sung thêm các động lực phát triển mới như kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức.

Cán bộ, hội viên, nông dân cả nước ra sức phấn đấu hăng hái thi đua trong lao động, sản xuất, kinh doanh; phát huy giá trị, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân, tích cực xây dựng nông thôn hiện đại, nông dân văn minh, tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, hội nhập quốc tế.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là những nội dung liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho nông dân. Chú trọng giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần lao động cần cù, sáng tạo, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Hai là, nâng cao nhận thức của nông dân về phát triển nông nghiệp hàng hóa lớn, nông nghiệp thông minh, sạch và an toàn, tăng cường ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ, tích cực hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu, tận dụng mọi cơ hội, biến nguy thành cơ và không để ai bị bỏ lại phía sau.

quán triệt phương châm

Thủ tướng yêu cầu quán triệt phương châm "muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau".

Hội và từng hội viên nông dân phải nhận thức được những thay đổi của thời đại và xu thể của thị trường để thay đổi tư duy, từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp đa giá trị gắn với nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu, xóa bỏ rào cản về nếp nghĩ, cách làm cũ manh mún, nhỏ lẻ, tự cung tự cấp.

Xây dựng nền nông nghiệp sinh thái, theo hướng hiện đại, thân thiện với môi trường, phát thải thấp, hiệu quả cao và bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; nâng cao thu nhập và đời sống của nông dân, khắc phục nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thủ tướng đề nghị Bộ NN&PTNT, các địa phương khẩn trương chỉ đạo, hướng dẫn, người dân tích cực tham gia triển khai có hiệu quả Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030".

Tổ chức lại sản xuất, tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị; gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ nông sản trên cơ sở phát triển các hình thức hợp tác, liên kết đa dạng giữa hộ gia đình với các tổ chức hợp tác và doanh nghiệp, lấy doanh nghiệp làm trung tâm và động lực để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia; quán triệt phương châm "muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau".

Ba là, nhận thức đầy đủ vai trò chủ thể của nông dân trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Là chủ thể trung tâm và đông đảo ở nông thôn, đối với chủ trương xây dựng nông thôn mới thì không ai khác, nông dân phải là chủ thể nhận thức, quán triệt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Nông dân là chủ thể thực hiện các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế nông thôn, là chủ thể của mọi quá trình kinh tế ở nông thôn, nông dân chính là người lựa chọn phương thức sản xuất, cách thức kinh doanh, dịch vụ; họ vừa là người tổ chức sản suất, người trực tiếp sản xuất vừa là người thương mại hóa các sản phẩm của quá trình sản xuất.

Do đó, phải làm sao để người nông dân hiểu, nhận thức, thấm nhuần chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới.

Tuyên truyền, vận động nông dân tích cực tham gia các chương trình mục tiêu quốc gia, các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động. Quán triệt và nghiêm túc thực hiện phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng". Điều đầu tiên phải là "dân biết" trong chuỗi từ nhận thức đến hành động: "từ nhận thức, đến quan niệm, đến thái độ và đến hành vi".

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hỗ trợ vốn cho nông dân

Thủ tướng yêu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hỗ trợ vốn cho nông dân.

Bốn là, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nghề cho nông dân, lao động nông thôn và hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh. Tạo điều kiện, khuyến khích nông dân, lao động nông thôn học nghề, nâng cao năng lực gắn với các mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; mở rộng hoạt động tư vấn về nghề nghiệp, việc làm, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Phát huy vai trò của các trường, trung tâm thuộc hội nông dân trong xây dựng, chuyển giao mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với đào tạo, bồi dưỡng nghề cho nông dân.

Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, hỗ trợ cho nhóm nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc có đủ năng lực, điều kiện để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ, là hạt nhân thúc đẩy quá trình "tri thức hoá nông dân"; giữ vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong truyền nghề, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ nông dân.

Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; tổ chức tốt hoạt động cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp; hướng dẫn, hỗ trợ nông dân đầu tư cơ sở sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi hiện đại, ứng dụng công nghệ cao gắn với quy trình sản xuất an toàn, tiên tiến; phát triển sản xuất gắn với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, hỗ trợ vốn cho nông dân; mở rộng mô hình hội nông dân tín chấp cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh. Chính quyền các cấp tăng cường quản lý, bố trí vốn từ ngân sách nhà nước, đồng thời vận động nguồn lực xã hội cho quỹ hỗ trợ nông dân để xây dựng các mô hình điểm trong phát triển nông nghiệp ở nông thôn.

Năm là, củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp đủ phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Cán bộ hội phải có uy tín, trình độ, năng lực thực tiễn, trưởng thành từ phong trào quần chúng, nhất là cán bộ chuyên trách, cán bộ cơ sở, chi hội trưởng. Các cấp uỷ, tổ chức đảng quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng đội ngũ cán bộ Hội, nhất là cán bộ lãnh đạo, bố trí chủ tịch hội là cấp uỷ viên có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất, am hiểu về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, có uy tín, tâm huyết, trách nhiệm và kinh nghiệm công tác. Thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực, phương pháp, kỹ năng công tác cho cán bộ Hội các cấp.

Nâng cao chất lượng thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, pháp luật về dân chủ cơ sở, phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng", góp phần bảo đảm quyền làm chủ của nông dân, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Hội nông dân tích cực tham gia đóng góp xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể lắng nghe, giải quyết tâm tư, nguyện vọng của nông dân; hoà giải mâu thuẫn trong cộng đồng dân cư, xây dựng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn, góp phần phát huy truyền thống, sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố niềm tin của nông dân đối với Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị.

Sáu là, chủ động hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đẩy mạnh đối ngoại nhân dân. Tạo điều kiện cho Hội Nông dân Việt Nam tham gia các tổ chức nông dân của khu vực và quốc tế; phát huy vai trò của nông dân trong hoạt động đối ngoại nhân dân, hội nhập quốc tế, hợp tác, giao thương, trao đổi, giới thiệu hàng hoá nông sản giữa nông dân Việt Nam với nông dân các nước.

Thường xuyên thông tin, hỗ trợ cho nông dân tham gia thực hiện các cam kết quốc tế có liên quan; thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và cá nhân nước ngoài cho phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Phối hợp với các tổ chức, đối tác quốc tế tăng cường chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh cho nông dân. Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao năng lực đối ngoại và hợp tác quốc tế cho cán bộ hội nông dân.

Bảy là, tập trung triển khai nguồn lực, nhân lực để thực hiện tốt các đề án, chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp, trong đó chú trọng đến các chương trình, đề án về giảm phát thải, chống biến đổi khí hậu. Đặc biệt, cần tập trung nguồn lực để thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021- 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; trong đó ngành nông nghiệp cần triển khai có hiệu quả kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, khí metan trong sản xuất nông nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai nguồn lực, nhân lực để thực hiện tốt các đề án, chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp.

Thủ tướng yêu cầu tập trung triển khai nguồn lực, nhân lực để thực hiện tốt các đề án, chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp.

Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp, bảo đảm phát huy lợi thế của từng vùng, địa phương, đặc biệt tạo vùng nguyên liệu tập trung, bền vững, vùng nguyên liệu xanh cho phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường; đồng thời kết hợp với mục tiêu hấp thụ các-bon tại các vùng nguyên liệu nông nghiệp tập trung.

Tám là, tập trung triển khai đẩy mạnh chuyển đổi số nông nghiệp, xác định là yêu cầu thực tiễn khách quan của sự phát triển, là lĩnh vực ưu tiên thực hiện chuyển đổi số, làm thay đổi mạnh mẽ chuỗi sản xuất- chế biến- kinh doanh nông sản, hướng tới mục tiêu "Mỗi người nông dân đều có khả năng truy cập, khai thác, sử dụng hiệu quả nền tảng dữ liệu số về nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc, giảm sự phụ thuộc vào các khâu trung gian từ sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng".

Thủ tướng tin tưởng rằng, với khí thế mới, động lực mới, từ Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023 ¬- 2028, nhất là việc đề ra mục tiêu "Xây dựng Hội Nông dân Việt Nam vững mạnh; phát huy vai trò nông dân là chủ thể, là trung tâm trong phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới; khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc", nông nghiệp, nông thôn nước ta ngày càng phát triển và nông dân Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế ngày càng quan trọng như lời chúc của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chúc giai cấp nông dân Việt Nam không ngừng lớn mạnh, thực sự là chủ thể, là trung tâm của quá trình phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới!".

 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thủ tướng Phạm Minh Chính: Nông nghiệp cần nhanh chóng chuyển đổi sang "tư duy kinh tế" tại chuyên mục THỜI SỰ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714380739 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714380739 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10