Thương mại điện tử Việt Nam có thể đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á

Diendandoanhnghiep.vn Năm 2018 kinh doanh trực tuyến đạt trên 30%, tương đương 7,8 tỷ USD, nếu tốc độ tăng trưởng như vậy năm 2020 quy mô thị trường sẽ đạt mức 13 tỷ USD.

Ông Nguyễn Kỳ Minh, Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương) cho biết, với khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, tăng trưởng của thương mại điện tử trong năm 2017 sang 2018 đạt trên 30%, tương đương 7,8 tỷ USD so với năm 2015 chỉ đạt khoảng 4 tỷ USD.

Tín hiệu lạc quan nhất  là trong vài năm liên tiếp thương mại điện tử nước ta đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt, năm 2018 được coi là năm sôi động nhất của kinh doanh trực tuyến đạt trên 30% doanh thu.

Ông Nguyễn Kỳ Minh, Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương)

Ông Nguyễn Kỳ Minh, Giám đốc Trung tâm Phát triển thương mại điện tử - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công thương)

Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 tiếp tục ở mức 30% thì tới năm 2020 quy mô thị trường sẽ đạt mức 13 tỷ USD. Quy mô này sẽ cao hơn mục tiêu nêu trong Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử do Bộ Công thương tham mưu cho Chính phủ giai đoạn 2016 – 2020, theo mục tiêu này thì quy mô thương mại điện tử bán lẻ đạt 10 tỷ USD vào năm 2020. Nếu đặt mục tiêu dài hơi hơn nữa, đến năm 2025 con số tăng lên tới 33 tỷ USD, khi đó thương mại điện tử Việt Nam có thể đứng hàng thứ 3 khu vực Đông Nam Á sau Indonesia và Thái Lan.

Nhưng cùng với đó thì sự chênh lệch về thương mại điện tử giữa các tỉnh thành của Việt Nam vẫn còn quá lớn, riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chiếm tới 70% doanh thu từ thương mại điện tử. Nếu cứ đà tăng trưởng như vậy thì khoảng cách chênh lệch giữa các địa phương càng ngày càng lớn. "Để rút ngắn khoảng cách tăng trưởng, phát triển cho các tỉnh thành còn lại thì cần phải có yếu tố phát triển bền vững trong lĩnh vực thương mại điện tử" - ông Minh cho biết thêm.

Muốn thương mại điện tử phát triển vững chắc cần có môi trường và hệ sinh thái thuận lợi, bao gồm hạ tầng và công nghệ thông tin tiên tiến giúp đa số người dân tiếp cận dễ dàng với internet qua thiết bị di động, người tiêu dùng tin tưởng vào giao dịch mua bán trực tuyến.

Bên cạnh đó, dịch vụ logistics và hoàn tất đơn hàng tiên tiến, hoạt động khởi nghiệp kinh doanh trực tuyến có cơ hội tiếp cận dễ dàng hơn với các dịch vụ công cũng như khả năng huy động vốn linh hoạt,…

Dựa trên chỉ số thương mại điện tử 2019, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đã đề xuất triển khai Chương trình phát triển thương mại điện tử bền vững giai đoạn 2019 - 2025. Giai đoạn một của Chương trình này được triển khai trong 2 năm 2019 - 2020, sẽ huy động nguồn lực để hỗ trợ một số ngành hàng ở các địa phương kinh doanh trực tuyến thành công như: sản phẩm dừa ở Bến Tre, tre ở Thanh Hóa và Nghệ An.

Theo đại diện của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, sau 8 năm liên tiếp, chỉ số này đã trở thành nguồn thông tin tin cậy phản ánh tình hình hiện tại, những vấn đề nổi bật và xu hướng phát triển của thương mại điện tử cả nước cũng như từng địa phương, góp phần xây dựng chính sách, pháp luật, quản lý nhà nước và hoạt động kinh doanh.

Ngoài ra, đại diện của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam cho biết thêm, nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân trao đổi về những cơ hội, thách thức của lĩnh vực thương mại điện tử thì Hiệp hội đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số tổ chức “Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử 2019 (VOBF)” tại Hà Nội (26/3/2019), Tp Hồ Chí Minh (28/03/2019) và Đà Nẵng (15/03/2019).

Đối tượng tham gia là các doanh nghiệp thương mại điện tử, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử, các tổ chức, các giảng viên, sinh viên, truyền thông.

Tham gia VOBF 2019, các đơn vị có cơ hội giới thiệu dịch vụ tới các doanh nghiệp thương mại điện tử. Cơ hội trao đổi với các chuyên gia hàng đầu, liên kết hợp tác với các đối tác, và cập nhật các xu hướng thị trường về thương mại điện tử đồng thời cũng là cơ hội để quảng bá thương hiệu sản phẩm.

Ở Diễn đàn năm 2018 thu hút được sự quan tâm rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài, cụ thể là Amazon với mục tiêu hỗ trợ các cá nhân doanh nghiệp Việt Nam đưa hàng hóa đến với thị trường Hoa Kỳ. Amazon sẽ tiếp tục đồng hành cùng các sự kiện của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam trong năm 2019.

VOBF năm nay dự kiến sẽ đề cập đến các chủ đề nóng tác động trực tiếp tới nhiều doanh nghiệp như cạnh tranh, hành lang pháp lý, sự chuyển mình của công nghệ 4.0,...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Thương mại điện tử Việt Nam có thể đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Á tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714588221 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714588221 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10