Tiêu chí nào cho "Made in Vietnam"?

Diendandoanhnghiep.vn Luật sư Nguyễn Tiến Hòa, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh khẳng định, đây là thời điểm thích hợp để xây dựng một nghị định riêng về "Made in Vietnam".

Hiện nay, Bộ Công Thương đang hoàn thiện đề nghị xây dựng Nghị định về hàng hóa “sản xuất tại Việt Nam”, dự kiến trình Chính phủ phê duyệt trong quý IV/2020.

- Khi Bộ Công Thương đề xuất xây dựng Nghị định riêng về “Made in Vietnam”, đã có ý kiến cho rằng đây là việc không cần thiết. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?

Hiện tại, Việt Nam đã tham gia vào hàng loạt các FTA thế hệ mới nên các yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ là vấn đề quan trọng nhất trong thời điểm này. Khi tham gia EVFTA, Việt Nam cũng vấp phải những khó khăn trong việc đảm bảo quy tắc xuất xứ của EVFTA để được hưởng mức độ xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới 99,2% số dòng thuế.

Hiện nay, nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN.

Nếu không đảm bảo được quy tắc xuất xứ, hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU chỉ được hưởng mức thuế đãi ngộ tối huệ quốc chứ không phải là mức thuế suất 0% trong EVFTA.

 Việc xây dựng các quy định về xác định Made in Vietnam được xem là một trong những giải pháp quan trọng giúp góp phần hạn chế tình trạng giả mạo xuất xứ.

Việc xây dựng các quy định về xác định Made in Vietnam được xem là một trong những giải pháp quan trọng giúp góp phần hạn chế tình trạng giả mạo xuất xứ.

Do đó, đây là thời điểm thích hợp để xây dựng một Nghị định riêng về Made in Vietnam.

Hiện nay mới chỉ có đề xuất chính sách ở giai đoạn xây dựng dự thảo đề cương, chứ chưa đến giai đoạn xây dựng dự thảo nghị định, nên chưa thể bình luận cụ thể.

- Vậy theo ông, hàng hóa có tỷ lệ nội địa đạt bao nhiêu thì được gọi là “Made in Vietnam”?

Muốn xác định tỷ lệ hàm lượng giá trị gia tăng nội địa để có thể được xem xét là hàng hoá “Made in Vietnam” thì tôi cho rằng, ban soạn thảo cần căn cứ vào các yếu tố sau:

Thứ nhất: Ban soạn thảo cần xem xét về quy định trong các Hiệp định thương mại đa phương và song phương mà Việt Nam đã ký kết để quy định tỷ lệ cho phù hợp với những Hiệp định này.

Thứ hai: Ban soạn thảo cần xem lại các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về tỷ lệ, tổng kết quá trình áp dụng xem đã phù hợp chưa, nếu chưa phù hợp thì sẽ điều chỉnh.

Thứ ba: Xem xét về việc quy định tỷ lệ của các quốc gia khác, đã có kinh nghiệm về vấn đề này để tham khảo, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Bộ tiêu chí cần xác định rõ nguyên tắc xác định xuất xứ hàng hóa theo nguyên tắc nào, vì đến nay chưa có hướng dẫn rõ ràng. Việc ban hành sớm sẽ giúp cho doanh nghiệp có sự chủ động trong việc chuẩn bị nguồn lực để hưởng ưu đãi thuế trong EVFTA.

Thứ tư: Cần đưa ra các tỷ lệ khác nhau cho các mặt hàng khác nhau, tránh việc đưa ra tỷ lệ ví dụ như 40% hay 50% cho tất cả các mặt hàng, các hàng hoá khác nhau có đặc thù khác nhau và cần tỷ lệ khác nhau. Việc xem xét toàn diện các yếu tố trên sẽ giúp ích cho việc xây dựng một tỷ lệ phù hợp.

- Trong trường hợp Việt Nam đã đặt ra quy định về dán nhãn “Made in Vietnam”, doanh nghiệp đã đáp ứng được, song hàng hóa vẫn có thể kém chất lượng vì xuất xứ không điều chỉnh được chất lượng. Liệu điều này có dẫn đến việc cả xuất xứ cũng như thương hiệu sản phẩm, thương hiệu quốc gia bị xâm hại không, thưa ông?

Xuất xứ hàng hóa từ mỗi quốc gia và chất lượng hàng hóa vốn không có sự liên quan mật thiết đến nhau; nhưng yếu tố chất lượng khoa học công nghệ, trình độ sản xuất, chiến lược truyền thông quảng bá sản phẩm và tiêu thụ hàng hóa,… là những mắt xích gắn liền hai khái niệm này lại với nhau.

Do đó, để đảm bảo được thương hiệu Quốc gia thì cần phải đảm bảo thước đo là tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật – chất lượng Quốc gia do Nhà nước ban hành.

Đồng thời, cần đẩy mạnh phát triển khả năng sản xuất hàng hóa của các nhà sản xuất cũng như nâng cao tiêu chuẩn cùng với kiểm soát nghiêm ngặt chất lượng hàng hóa không chỉ đối với hàng hóa xuất khẩu mà cả hàng hóa tiêu dùng trong nước, như vậy mới có thể đảm bảo được thương hiệu Quốc gia.

Trên thực tế Nhà nước đã có những biện pháp cụ thể cho các trường hợp gian lận xuất xứ hay nói cách khác là vô tình hay cố tình vi phạm thông tin về xuất xứ, ví dụ như: Tạm dừng cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong thời hạn 3 tháng hoặc 6 tháng tùy trường hợp đăng tải không đúng hoặc kê khai gian lận thông tin xuất xứ; Thu hồi Giấy chứng nhận hàng hóa đã cấp và tạm dừng Giấy chứng nhận hàng hóa; Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa ngoài các biện pháp chống gian lận xuất xứ nêu tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 29 Nghị định này còn được áp dụng chế độ luồng đỏ trong hệ thống quản lý rủi ro đối với thương nhân và công bố trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương.

- Xin cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tiêu chí nào cho "Made in Vietnam"? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714646821 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714646821 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10