Tin rút ống thở là “giả” nhưng suy nghĩ bất hiếu là “thật”

Diendandoanhnghiep.vn Cần lắm một chế tài thích đáng cho những thông tin giả, trong đó có tin giả “rút ống thở” nhưng suy nghĩ bất hiếu là “thật” xôn xao trên mạng xã hội mấy ngày hôm nay.

Những người làm việc nhiều với chữ nghĩa hay có những phút bốc đồng. Thật ra đó sẽ là điều tốt, nếu sự bốc đồng ấy hướng về cảm hứng tích cực, cảm hứng về nghệ thuật thì đó là sự "thăng hoa". Sẽ có những phút ‘’bốc đồng‘’ làm nên lịch sử, cho ra đời biết bao nhiêu tác phẩm tuyệt vời, khi sự hưng phấn thăng hoa.

Thế nhưng với thông tin về chuyên môn, về khoa học kỹ thuật và đặc biệt là thông tin báo chí, thì sự trung thực chính xác lại là yếu tố để "to be or not to be".

Câu chuyện được Facebook Trần Khoa chia sẻ, nhưng hiện người này đã khóa trang cá nhân.

Câu chuyện được Facebook Trần Khoa chia sẻ, nhưng hiện người này đã khóa trang cá nhân.

Kể cả là tin trên không gian ảo, trên mạng xã hội, nếu anh "bốc đồng, tự nghĩ ra một sự kiện kịch tính, rồi “tô son, trát phấn” cho nhân vật do anh tưởng tượng, sao cho nó thật "chấn động" tâm lý người tiếp cận, mà không tính tới những hệ lụy kéo theo, như câu chuyện bác sĩ rút ống thở của người thân để cứu người khác thật là đáng trách.

Khi tiếp cận tin này, tôi chỉ cười khẩy. Bởi, dù không là bác sĩ nhưng tôi cũng đi thăm người bệnh nhiều lần. Ở phòng hồi sức cấp cứu, là nơi quản lý đặc biệt, không phải là chỗ thích là được ra vào như cái chợ. Các quy định để các bác sĩ giằng nhau với tử thần kéo về sự sống cho người bệnh, có những quy định, quy tắc, nghiêm ngặt về an toàn.

Vậy anh là ai? Kể cả là giám đốc bệnh viện thì anh cũng không có quyền xông vào phòng mà rút ống thở của người này, cắm vào mũi người khác như anh sai cu con nhà anh rút cái quạt bàn nhà anh từ phòng khách chuyển cắm vào phòng ăn cho nó mát được. Việc quyết định rút ống thở chấm dứt sự sống của bệnh nhân đâu phải là chuyện đùa, thế mà cũng “bịa” ra được để thu hút sự chú ý.

Đoạn chat và hình ảnh hai bé song sinh được chia sẻ

Đoạn chat và hình ảnh hai bé song sinh được chia sẻ

Tạm bỏ đi góc độ chuyên môn nhưng lại có vẫn có dính tí chuyên môn. Bạn tôi là bác sĩ ngoại khoa giỏi, thế mà mổ cho người nhà, người thân, anh phải nhờ bác sĩ khác. Điều này được hiểu rất đơn giản, bác sĩ cũng là con người, cũng tâm tư tình cảm y như chúng ta. Họ sẽ run tay và có thể sẽ quên sạch kiến thức, kĩ năng cần thiết khi người nằm trên bàn mổ là bố hay mẹ của mình.

Có hiếu hay bất hiếu nó là tâm tính, là nhân cách con người, là thứ không phải nhào nặn mà nên. Bản thân tôi nếu tiếp xúc với ai đó thấy họ đối xử không tốt với bố mẹ, người thân của họ chắc chắn tôi chỉ xã giao chứ không kết giao. Người không tốt với bố mẹ, người thân của mình khó có thể tốt hay chân thành với người khác được. Chuyện hư cấu mà làm mọi người xôn xao cả lên, không nhìn nhận suy xét một cách kĩ càng, âu cũng là một thói quen chưa tốt của một bộ phận dân mình.

Xét trên góc độ tình cảm, người làm bác sĩ nếu nói về tử vi thì thuộc cung nô bộc, kiếp trước phải yêu thương con người nhiều lắm, tích đức, tích phúc nhiều lắm mới được làm bác sĩ cứu người. Khi bố mẹ nằm phòng hồi sức với cả đống dây dợ lằng nhằng, thở phập phồng qua ống thở, nói thật anh ta khó mà còn tâm trí để mà để ý tới bệnh nhân khác. Thêm nữa theo suy luận thông thường thì đẻ sẽ ở khoa sản, còn phòng hồi sức cấp cứu sao lại chung với phòng bà đẻ được, vậy mà anh bác sĩ tên Khoa lại có thể rút ống thở bên bị bệnh hô hấp rồi ấn vào mũi bà đẻ được. Hài thật…

Rất may sự thật đã được phơi bày, người tung tin giả, người cổ vũ tin giả sẽ bị xử lý thích đáng theo pháp luật. Còn dân tình hãy thôi ngơ ngác đi. Hãy nhớ, mùa Vu Lan đang đến gần, nếu may mắn còn bố mẹ sống chung thì nên “lễ phật trong nhà” bởi bố mẹ chính là phật sống đó.

Giãn cách xã hội có nhiều thời gian để tiếp cận thông tin thì nên sáng suốt và sàng lọc cẩn thận. Đừng để cảm xúc của mình bị chi phối một cách lãng phí, đừng tự làm tổn thương sự xúc động, lòng yêu thương đáng quý của bản thân bằng mấy sản phẩm của những kẻ khuyết tật về suy nghĩ và tâm hồn.

Người bịa ra tin này, dù chỉ là bịa đặt nhưng có thể thấy cái suy nghĩ bất hiếu ấy đã nảy sinh trong tưởng tượng. Hệ lụy về câu chuyện làm cho người dân hoang mang về tình trạng thảm cảnh trong bệnh viện. Người ta sẽ liên tưởng đến sự thiếu hụt về trang thiết bị y tế về khả năng chăm sóc bệnh nhân. 

Giữa lúc bệnh dịch căng thẳng, cần lắm một thân thể khỏe mạnh, một tinh thần bình tĩnh, lạc quan để đi qua đại dịch. Và cái tin giả nhưng suy nghĩ bất hiếu “thật” này, cần lắm một chế tài thích đáng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tin rút ống thở là “giả” nhưng suy nghĩ bất hiếu là “thật” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714411358 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714411358 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10