Tracodi và “ván cược” mang tên Vinataxi

Diendandoanhnghiep.vn Tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông năm 2023 mới đây, CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải, Tracodi đã quyết định tiếp tục đầu tư vào Vinataxi khi tăng vốn sở hữu tại hãng taxi này lên 51%.

>>>Tương lai nào chờ đón Vinataxi?

Tái cấu trúc Vinataxi

Trên thực tế, Vinataxi là một trong những thương hiệu đầu tiên khai phá thị trường tại Việt Nam vào năm 1992. Họ được coi là người tiên phong, người tạo ra sân chơi trong dịch vụ vận chuyển hành khách bằng dịch vụ taxi tại Việt Nam.

Vinataxi là một trong những thương hiệu đầu tiên khai phá thị trường tại Việt Nam vào năm 1992.

Vinataxi là một trong những thương hiệu đầu tiên khai phá thị trường tại Việt Nam vào năm 1992.

Thời điểm đó, Vinataxi đã đầu tư hàng trăm đầu xe và có mức độ bao phủ thị trường rộng khắp tại TP. HCM. Đặc biệt, vào năm 2003, công ty có được sự hậu thuẫn của một cổ đông lớn, Tập đoàn ComfortDelgro, một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành taxi tại thị trường Singapore.

Khi đó, tập đoàn này đã bỏ ra 1,5 triệu USD, một số tiền khá lớn vào thời điểm đó để hợp tác với Tracodi, CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp và Vận tải, một doanh nghiệp nhà nước, để xây dựng nên thương hiệu Vinataxi. Nhưng, việc kinh doanh của họ bắt đầu xuống dốc từ năm 2016 khi đánh mất thị phần vào tay của những hãng taxi đến sau như Mai Linh hay Vinasun.

Năm 2016, doanh thu của Vinataxi đạt 76,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 4,4% so với năm trước, lãi 12,3 tỷ đồng. Cho đến năm 2017, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Vinataxi đã bắt đầu lao dốc với mức giảm 29% và 90%, lần lượt chỉ còn là 54 tỷ đồng doanh thu và 1,22 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế.

Tình hình kinh doanh của Vinataxi đã rơi vào tình trạng báo động đỏ trong năm 2018 khi doanh thu tiếp tục giảm xuống còn 46,2 tỷ đồng và báo lỗ sau thuế hơn 4 tỷ đồng. Đây cũng là thời điểm mà Tracodi, cổ đông sáng lập của Vinataxi bắt đầu thông qua chủ trương thoái vốn.

Đáng chú ý, tình thế của Vinataxi càng “bết bát” hơn vào cuối năm 2021 khi nhà đầu tư ngoại của công ty là ComfortDelGro cũng đã ký một thỏa thuận bán toàn bộ 70% cổ phần của mình tại công ty cho Helios Service and Investment nhằm cắt lỗ.

Ở vào thế “đi cũng dở, ở không xong” khi có ý định bán 30% cổ phần của mình từ năm 2018 nhưng không tìm được người mua, Tradico đã buộc phải đưa ra quyết định mua lại hãng taxi biểu tượng một thời của Việt Nam và tiến hành tái cấu trúc toàn bộ hệ thống.

Từ đó, công ty đã đầu tư mới 68 xe trên tổng số 209 xe năm 2022, với nhiều hình thức hợp tác linh hoạt với tài xế, tạo ra hiệu quả tốt hơn dự đoán. Lợi nhuận mà hãng mang lại trong năm 2022 gần 5 tỷ đồng; doanh thu đạt 23 tỷ đồng.

>>>Bùng nổ xu hướng "taxi bay" trên thế giới

>>>“Sức nóng” từ taxi điện

Tiếp tục cuộc chơi

Cùng với đà tăng trưởng của năm 2022, Tracodi đã quyết định tiếp tục đầu tư vào Vinataxi bằng số vốn đầu tư chi phối trong năm 2023, sau khi nhìn ra được nhiều tiềm năng còn chưa được phát triển từ hãng xe này. Tracodi quyết định sẽ mở rộng quy mô hoạt động của Vinataxi về cả chất lượng xe cũng như dịch vụ và tăng thêm điểm đón để giữ vững vị thế trước những đối thủ cạnh tranh.

Thị trường taxi Việt Nam đang có sự cạnh tranh quyết liệt.

Thị trường taxi Việt Nam đang có sự cạnh tranh quyết liệt.

Theo kế hoạch đã được ban lãnh đạo đưa ra, Tracodi sẽ dùng vốn công ty tăng thêm 50 xe cho Vinataxi; tăng theo hình thức hợp tác linh hoạt với tài xế là 50 xe. Dự tính sẽ đạt tổng số 300 xe trong năm; mục tiêu lợi nhuận phải đạt là 8 tỷ đồng; doanh thu phải đạt 50 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Tracodi sẽ tận dụng khu nhà xưởng 4.000 m2 của Vinataxi tại Tân Bình, dự kiến sẽ tìm một đối tác cùng khai thác phát triển thêm mảng logistics (kho bãi, vận chuyển và giao nhận hàng hóa) mà thị trường đang có nhu cầu rất cao hiện nay để tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận.

Tuy nhiên, lĩnh vực kinh doanh vận tải taxi thời điểm này cũng đang có sự cạnh tranh gay gắt hơn bao giờ hết, khi ngoài các đối thủ taxi truyền thống như Mai Linh hay là Vinasun, Vinataxi còn phải đối đầu trực tiếp với các hãng taxi công nghệ như Grab, GoViet và Be Group.

Ngoài ra, gần đây có sự xuất hiện của một “tay chơi” mới nhưng được dự đoán đầy tiềm lực, hãng taxi điện GSM của tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Đây được dự đoán sẽ là một đối thủ đáng gờm cho bất cứ hãng taxi truyền thống nào chứ không chỉ là Vinataxi.

Mặc dù thực tế có nhiều khó khăn đến từ các yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng dư địa thị trường vận chuyển vẫn là rất lớn, doanh nghiệp nào thay đổi, thích ứng được với những biến động của môi trường kinh doanh sẽ có khả năng phát triển.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tracodi và “ván cược” mang tên Vinataxi tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714387480 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714387480 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10