"Trận chiến" tranh thầu trị giá hơn 35.000 tỷ đồng giữa các Liên danh

Diendandoanhnghiep.vn Là Liên danh duy nhất vượt qua vòng kỹ thuật gói thầu thành phần tại sân bay Long Thành, Vietur đã bị Liên danh Hoa Lư tố thiếu năng lực.

>>> Khơi dòng tiền từ nhà đầu tư cá nhân

"Trận chiến" để trở thành đơn vị duy nhất trúng gói thầu hơn 35.000 tỷ của sân bay Long Thành giữa các "ông lớn" ngành thầu xây dựng liệu sẽ sớm có kết quả sau cùng, khi mới đây ngay sau thông tin Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (HoSE: ACV) công bố thông tin nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của gói thầu 5.10 thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1, lập tức bên vượt vòng sơ tuyển đã bị bên tham gia sơ tuyển chỉ ra là không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để trúng thầu.

Liên danh Hoa Lư được giới thiệu tại

Liên danh Hoa Lư được giới thiệu tại ĐHĐCĐ 2023 của Xây dựng Hòa Bình. Từ trái qua: Ông Võ Hoàng Lâm - CEO Coteccons, ông Lê Viết Hiếu - Phó Chủ tịch HBC, lãnh đạo HBC, ông Nguyễn Khắc Đồng - CEO An Phong (áo kẻ), ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HBC, ông Bolat Duisenov - Chủ tịch Coteccons và ông Trần Quang Tuấn - Chủ tịch Central. (Ảnh: HBC).

Cụ thể, Liên danh Hoa Lư - bên tham dự gói thầu 5.10, đã có đơn kiến nghị về các dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan tới thông báo Liên danh Vietur đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của gói thầu này đồng thời yêu cầu dừng mở hồ sơ đề xuất tài chính.

Văn bản "Kiến nghị về việc các dấu hiệu vi phạm pháp luật" của nhóm Liên danh Hoa Lư, đứng đầu là thành viên, CTCP Xây dựng Coteccons với đại diện là ông Nguyễn Chí Thiện - Giám đốc điều hành ký.

Theo văn bản, nhóm Hoa Lư nêu: "Chúng tôi là một trong 3 liên danh vượt qua vòng sơ tuyển. Cùng với tiềm lực vượt trội cả về năng lực thi công và tài chính của tập thể các thành viên liên danh, chúng tôi đã dày công nghiên cứu rất kỹ hồ sơ mời thầu trong hơn 14 tháng và đến hôm nay, Liên danh Hoa Lư vẫn luôn mạnh mẽ khẳng định rằng, hồ sơ đề xuất kỹ thuật dự thầu của Liên danh Hoa Lư hoàn toàn đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của hồ sơ mời thầu.

Tuy nhiên, vào ngày 01/08/2023, Liên danh Hoa Lư nhận được Thông báo số 3146/TBTCTCHKVN-LT của Chủ đầu tư v/v Thông báo Nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của gói thầu 5.10 là VieTur do IC Holdings (Thổ Nhĩ Kỳ) đứng đầu. Chúng tôi cho rằng IC Holdings không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để trúng thầu, và việc để IC Holdings trúng thầu có thể ảnh hưởng đến uy tín của Chính phủ Việt Nam và chất lượng công trình".

Văn bản nêu nhiều lập luận trọng đó có ba lý do phía Hoa Lư đưa ra chứng minh IC Holdings không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để trúng thầu gồm: "Chủ tịch IC Holdings vướng vào nhiều nghi vấn tham nhũng; IC Holdings có lịch sử thi công chậm nhiều công trình và có lịch sử bị chấm dứt các dự án lớn và kiện tụng chủ đầu tư và các kinh nghiệm xây dựng sân bay của IC Holdings là không đúng sự thật và có dấu hiệu bị chậm trễ".

>>> Vì sao ACV huỷ gói thầu nhà ga hành khách sân bay quốc tế Long Thành?

Cũng theo văn bản của nhóm liên danh: "Gói thầu 5.10 là đấu thầu quốc tế rộng rãi. Theo thông lệ đấu thầu quốc tế của ICB, chủ đầu tư trước khi quyết định các yếu tốc kỹ thuật có điểm liệt hay chưa rõ đều phải công khai yêu cầu công ty dự thầu giải thích cung cấp thêm để đảm bảo tính khách quan. Việc áp dụng điểm tối thiểu (điểm liệt – dead point) cần phải xem xét liệu có đúng quy định đấu thầu quốc tế để tránh các tranh chấp sau này từ các nhà thầu kinh nghiệm trên thương trường quốc tế, ảnh hưởng tới tiến độ dự án và uy tín quốc gia".

"Việc chọn duy nhất một Liên danh Vietur vào vòng xét mở hồ sơ tài chính có khả năng đồng nghĩa với việc đơn vị trúng thầu đã được xác định từ vòng xét tuyển hồ sơ đề xuất kỹ thuật, dẫn đến nguy cơ không đảm bảo tính cạnh tranh công bằng về giá (yếu tố chiếm tỷ trọng 85% điểm trong tổng điểm lựa chọn đơn vị trúng thầu. Với góc nhìn thận trọng, việc đánh giá những sai sót nhỏ trong 15% tỷ trọng điểm kỹ thuật lại quyết định toàn bộ kết quả chấm thầu có khả năng gây thiệt hại ngân sách nhà nước", nhóm này nhận định

Phía Hoa Lư cũng cho biết cần cung cấp các nội dung trên với các bên liên quan, bao gồm thành viên quốc tế là Power Line Engineering – Thái Lan, các cổ đông nước ngoài để chứng minh nguyên tắc công bằng minh bạch trong việc đấu thầu quốc tế của gói thầu 5.10 tại Việt Nam cũng như hiệp định bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Thái Lan là nguyên tắc xuyên suốt, không thay đổi.

Vì vậy, phía Liên danh Hoa Lư kiến nghị xem xét chỉ đạo bên mời thầu là ACV dừng mở hồ sơ tài chính gói thầu 5.10 và đề nghị thẩm tra, xác minh lại năng lực của các liên danh nhà thầu, hoặc mời đơn vị độc lập thứ ba (tư vấn quốc tế) có đầy đủ năng lực và chuyên môn để đánh giá lại hồ sơ kỹ thuật dự thầu của các bên.

Phối cảnh cảng hàng không quốc tế Long Thành (Anh:ACB

Phối cảnh cảng hàng không quốc tế Long Thành 

Đến thời điểm hiện nay, một lãnh đạo của ACV trao đổi với báo chí cho biết đơn vị này đã nhận được thông tin khiếu nại của liên doanh Hoa Lư, nhưng đây là thời điểm quan trọng, ACV không bình luận gì thêm về những nội dung phía Hoa Lư khiếu nại.

"Hiện nay đang trong quá trình xét thầu, lựa chọn nhà thầu, vẫn chưa có công bố kết quả cuối cùng. ACV tuân thủ quy định của pháp luật, quy trình xét, chọn thầu sẽ làm thận trọng", lãnh đạo ACV thông tin.

Liên danh Hoa Lư bao gồm 8 doanh nghiệp là: Coteccons, Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng Unicons, Tổng Công ty Thành An, Công ty TNHH Tập đoàn Xây dựng Delta, Central, An Phong, Xây dựng Hoà Bình và Powerline Engineering Public Company Limited. Trong đó, Coteccons là thành viên đứng đầu liên danh và Liên danh Hoa Lư cũng là liên danh duy nhất trong nước dự thầu.

Liên danh Vietur bao gồm 10 thành viên: Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng IC ISTAS, CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons, CTCP Đầu tư Xây dựng Newtecons, CTCP Đầu tư Xây dựng SOL E&C, Tổng Công ty Xây dựng Số 1 (Mã: CC1), CTCP Kết cấu Thép ATAD, Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex - Mã: VCG), CTCP Xây dựng Phục Hưng Holdings, CTCP Hawee Cơ điện, Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội. Trong đó, IC ISTAS thuộc Tập đoàn ICholding của Thổ Nhĩ Kỳ.

Đối với 2 liên danh này, một yếu tố khá "trớ trêu" là Liên danh Hoa Lư được đánh giá cao là nhóm liên danh trong nước dự thầu, với sự có mặt của các ông lớn đầu ngành xây dựng, dẫn đầu bởi Coteccons, đơn vị từng một thời vang danh cùng nhà sáng lập Nguyễn Bá Dương; thì Liên danh Vietur lại là nhóm được dẫn đầu bởi công ty nước ngoài nhưng trong đó nhiều đơn vị từng gắn với hệ sinh thái của Coteccons như Ricons, Newtecons, SOL E&C...

Trước đó, ACV đã công bố thông tin Vietur - nhà thầu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của gói thầu 5.10 "Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách" của dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1. Gói thầu 5.10 có tổng giá trị hơn 35.200 tỷ đồng - gói thầu lớn nhất của sân bay Long Thành. Thời gian thi công 39 tháng.

Theo thông tin được công bố, Liên danh Vietur do Tập đoàn Công nghiệp và Thương mại Xây dựng ICISTAS thuộc Tập đoàn IChoding của Thổ Nhĩ Kỳ đứng đầu.

Phía ACV đề nghị đại diện có thẩm quyền của Liên danh Vietur đến tham dự lễ mở hồ sơ đề xuất tài chính vào ngày 4/8/2023 tại trụ sở của ACV ở TP HCM.

Ngoài 2 Liên danh trên, được biết, cùng tham gia dự thầu còn có Liên danh CHEC-BCGE-Vietnam Contractors do China Harbour Engineering Company Limited của Trung Quốc đứng đầu và 8 thành viên còn lại gồm: Beijing Construction Engineering Group, Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Thuận Việt, CTCP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai, CTCP Xây dựng CDC, Tổng Công ty 789, Công ty TNHH Nhà thép PEB, CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà Hà Nội số 52, CTCP Đầu tư và Xây dựng Samcons Việt Nam.

Cũng trước đó trong tháng 6, Chủ tịch HĐQT ACV- ông Phạm Xuân Thanh -cho hay, 3 nhóm nhà thầu tham dự gồm một nhóm đến từ Thổ Nhĩ Kỳ, một nhóm đến từ Trung Quốc và một nhóm đến từ nhà thầu trong nước, ACV đã chính thức bắt tay vào quá trình chấm thầu. Thời gian chấm thầu mất ít nhất từ 1,5 tháng trở lên vì tính chất phức tạp của gói thầu. Đây là gói thầu có ý nghĩa quan trọng đối với Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, dự kiến sau giai đoạn trúng thầu sẽ khởi công ngay trong 2023, tạo tiền đề giúp dự án đẩy mạnh tiến độ thi công.

Năm 2022, ACV từng có quyết định hủy gói thầu “thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình nhà ga hành khách” sân bay quốc tế Long Thành, với lý do tất cả các hồ sơ dự thầu không đáp ứng được yêu cầu của hồ sơ mời thầu.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết "Trận chiến" tranh thầu trị giá hơn 35.000 tỷ đồng giữa các Liên danh tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714457934 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714457934 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10