Tranh chấp thương mại "đe dọa" xuất khẩu thịt lợn của Mỹ

Diendandoanhnghiep.vn Nông dân Mỹ lo ngại rằng những tranh chấp thương mại của Mỹ với các nước nhập khẩu thịt lợn, như Trung Quốc, Mexico và Canada có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của họ.

Tranh chấp thương mại có thể làm giảm xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Mỹ

Tranh chấp thương mại có thể làm giảm xuất khẩu thịt lợn sang thị trường Mỹ

Triển vọng nhu cầu nội địa của Mỹ vẫn tích cực nhờ nền kinh tế Mỹ vẫn tăng trưởng mạnh mẽ, nhu cầu thịt nướng khi mùa xuân sắp đến và nhu cầu mua giăm bông cho Lễ Phục sinh. Nhìn chung, các loại hàng hóa của Mỹ đều hấp dẫn khách hàng nước ngoài nhờ sự sụt giảm gần đây của đồng USD.

Tuy nhiên, các tranh chấp thương mại của Mỹ với Trung Quốc và những tiến triển chậm chạp trong các cuộc đàm phán Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ (NAFTA) đã ảnh hưởng tiêu cực đến triển vọng xuất khẩu thịt lợn của Mỹ. Xuất khẩu đóng một vai trò rất quan trọng đối với ngành thịt lợn nước này, khi khoảng 1/4 lượng thịt lợn sản xuất tại Mỹ được xuất khẩu ra nước ngoài.

Hiệp hội xuất khẩu thịt Mỹ (USMEF) cho biết xuất khẩu thịt lợn của Mỹ đã đạt tốc độ kỷ lục, với khối lượng xuất khẩu từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2017 đạt 2,23 triệu tấn, trị giá 5,9 tỷ USD, so với mức 2,09 triệu tấn, trị giá 5,4 tỷ USD của cùng kỳ năm 2016.

"Chắc chắn mối lo ngại lớn nhất của chúng tôi là tình hình thương mại”, ông Steve Meyer, chuyên gia kinh tế của Kerns and Associates, kiêm tư vấn viên của Hiệp hội các nhà sản xuất thịt lợn quốc gia Mỹ, cho biết.

Quyết định của Tổng thống Donald Trump về việc áp thuế cao đối với các tấm pin mặt trời và máy giặt nhập khẩu từ Trung Quốc đã làm dấy lên lo ngại cho các nhà sản xuất thịt lợn về những hành động trả đũa từ Trung Quốc, nước tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới và thị trường nhập khẩu thịt lợn lớn thứ 3 của Mỹ.

"Trung Quốc là một thị trường thịt lợn đang phát triển của Mỹ, nhưng xuất khẩu thịt lợn có xu thế giảm trong năm 2017 do sản lượng thịt lợn nội địa của Trung Quốc tăng", USMEF cho biết.

Trong khi đó, các cuộc đàm phán gây tranh cãi nhằm sửa đổi NAFTA đang ngày càng thu hút sự chú ý của dư luận khi Mỹ đàm phán căng thẳng với Mexico và Canada, những thị trường nhập khẩu thịt lợn hàng đầu của  Mỹ. Sau nhiều vòng đàm phán hiệp định này, những tiến triển vẫn khá chậm chạp và vẫn còn đó mối lo ngại rằng Mỹ có thể rút khỏi hiệp định này.

Việc xóa bỏ NAFTA có thể đe dọa lợi nhuận của người chăn nuôi lợn, vốn vẫn luôn ở mức cao nhờ vào nguồn thức ăn chi phí thấp và nhu cầu cao về thịt lợn của Canada và Mexico trong suốt năm 2017. Những yếu tố này cũng giúp gia tăng lợi nhuận cho các công ty đóng gói như Tyson Foods.

Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tính đến ngày 1 tháng 12/2017, đã có 73,2 triệu con lợn ở các trang trại của Mỹ, mức cao nhất kể từ năm 1943, và theo chuyên gia phân tích Jim Robb của Trung tâm Thông tin Thị trường Chăn nuôi, các công ty chế biến thịt lợn đã sản xuất 25,6 tỷ pound thịt lợn. 

Ông Jim Robb nói rằng, khả năng đánh mất NAFTA là mối đe dọa lớn hơn đối với người chăn nuôi lợn so với các tranh chấp với Trung Quốc vì Mexico và Canada có chung đường biên giới và là những thị trường lâu đời của Mỹ.

"Bạn sẽ muốn giữ khách hàng bạn đã có trước khi bạn bắt đầu lo lắng về những khách hàng mới. Vì vậy, tôi thực sự quan tâm đến Mexico, Canada và thậm chí cả Nhật Bản và Hàn Quốc nhiều hơn là quan tâm đến Trung Quốc", ông Jim Robb nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tranh chấp thương mại "đe dọa" xuất khẩu thịt lợn của Mỹ tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714488450 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714488450 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10