Tư duy kinh tế mới trong "bình thường mới"

Diendandoanhnghiep.vn Cơ hội luôn đến từ khủng hoảng. Ngay cả trong thời kỳ suy thoái và suy thoái kinh tế nghiêm trọng, một số công ty vẫn có thể giành được lợi thế.

>> Lo ngại biến chủng Omicron là rào cản phục hồi kinh tế toàn cầu

Do đó, doanh nghiệp cần xác định cơ hội tăng trưởng dựa trên: các thay đổi theo tầng trong thói quen tiêu dùng; xác định loại và thời hạn của các xu thế.

GS NGUYỄN ĐỨC KHƯƠNG Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, Chủ tịch Tổ chức Khoa học và Chuyên gia Việt Nam toàn cầu (AVSE GLOBAL)

Thế giới bước vào năm 2022 với  bối cảnh địa chính trị vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và nhiều thay đổi khó lường. Các trục địa chính trị lớn vẫn tiếp tục xảy ra đối kháng, giằng co để định hình lại vai trò dẫn dắt xoay quanh các động thái của Mỹ, Trung Quốc, EU, Ấn Độ, Nhật Bản, Anh, Úc… 

Thế giới năm 2022

Bên cạnh đó, dự báo Đài Loan, Ukraina, Afganistan vẫn là trung tâm của những bất ổn chính trị và căng thẳng địa chính trị tiềm tàng. Thế hệ lãnh đạo mới của Đức hậu “Merkel” và bầu cử tổng thống Pháp sẽ định hình những chính sách mới về thương mại, địa kinh tế, và hợp tác với EU.
Trong khi đó, dự báo bức tranh môi trường kinh tế vĩ mô toàn cầu 2022 có 4 xu thế mới bao gồm: thứ nhất, nền kinh tế toàn cầu vẫn tiếp tục chịu tác động sâu và dài trong năm thứ 3 của đại dịch COVID-19 và nhấn mạnh áp lực tăng trưởng, ổn định và cân bằng xã hội sẽ gia tăng với hầu hết các quốc gia.

Thứ hai là áp lực lạm phát gia tăng sau nhiều gói giải cứu, hỗ trợ. Tính đến thời điểm hiện tại, mức lạm phát tại một số nền kinh tế lớn là Mỹ (5,4%); UK (4,2%), EU (2,4% so với mức 2% hiệp ước Maastricht).

Thứ ba, nhiều khả năng là Trung Quốc, thị trường quốc gia lớn nhất thế giới sẽ chưa có dấu hiệu mở cửa cho đi lại. Đặc biệt, quốc gia này vẫn tiếp tục thực thi chính sách zero COVID để ngăn chặn dịch bệnh.

Thứ tư, các quốc gia sẽ buộc phải thí điểm (sandbox) mở cửa biên giới, nhất là để tập trung khôi phục lại kinh tế, đặc biệt là các ngành chịu ảnh hưởng lớn như du lịch, nhà hàng khách sạn…

Các quốc gia vẫn phải ưu tiên nâng cao năng lực y tế dự phòng để ứng phó với những diễn biến bất thường, khó dự đoán của dịch bệnh.

Các quốc gia và cộng đồng doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với các thách thức sẽ còn tiếp diễn bao gồm sự gián đoạn sản xuất do đứt gẫy chuỗi cung ứng trong phạm vi khu vực và toàn cầu. Cùng với đó, các doanh nghiệp buộc phải trải qua quá trình số hóa do các phương thức tiêu dùng, sản xuất, cung cấp, tương tác, công việc…thay đổi, cùng tác động của đại dịch COVID-19.

Mặt khác, thói quen tiêu dùng cũng cho thấy xu hướng thời gian tới khi người tiêu dùng vẫn hạn chế mua sắm, ít đến nhà hàng, hạn chế đi du lịch, dịch vụ vui chơi giải trí dẫn đến doanh số giảm cho nhiều doanh nghiệp.

Được sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo TƯ và VCCI, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chương trình thường niên: Diễn đàn Doanh nghiệp 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng; Trao giải Chương trình Bình chọn Tác phẩm báo chí viết về doanh nhân - doanh nghiệpp/và môi trường kinh doanh (lần thứ IX). Ảnh: Tuấn Anh

Được sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo TƯ và VCCI, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chương trình thường niên: Diễn đàn Doanh nghiệp 2022: Nhận diện thị trường và phương thức thích ứng; Trao giải Chương trình Bình chọn Tác phẩm báo chí viết về doanh nhân - doanh nghiệp và môi trường kinh doanh (lần thứ IX). Ảnh: Tuấn Anh

>> Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp: Kích thích phục hồi kinh tế cần bao nhiêu tiền?

Những tư duy mới

Doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi một số kinh nghiệm từ các doanh nghiệp đến từ một số nền kinh tế lớn trên thế giới để có thể thích ứng tốt hơn trước những thách thức. Ví dụ, các doanh nghiệp tại Singapore đã đầu tư mạnh mẽ vào số hóa, bao gồm phát triển năng lực kĩ thuật số cho hệ thống doanh nghiệp; số hoá chuỗi cung ứng. Việc đào tạo kỹ năng được các doanh nghiệp Singapore triển khai trên quy mô lớn để giải quyết vấn đề gián đoạn sản xuất, cung ứng, và thay đổi việc làm hậu COVID-19 một cách hiệu quả đối với cả doanh nghiệp và người lao động.

Đối với các doanh nghiệp Trung Quốc thì học ưu tiên phát triển dài hạn và bền vững hơn. Theo đó, khuyến khích các doanh nghiệp tận dụng “khoảng nghỉ” của đại dịch để phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thúc đẩy khả năng cạnh tranh quốc tế thay vì chăm chú vào mục tiêu tăng trưởng nhanh. Tích cực đầu tư dựa trên nền tảng nghiên cứu và phát triển (R&D) vững chắc vào các lĩnh vực như tự động hóa và robot, trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và 5G. Cuối cùng là khuyến khích các chương trình nghị sự chung giữa Chính phủ và doanh nghiệp để đảm bảo thực hiệu iệu quả mục tiêu không phát thải carbon ròng.

Sản xuất an toàn phòng dịch COVID-19 tại Công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan). Ảnh: Anh Trâm

Sản xuất an toàn phòng dịch COVID-19 tại Công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan). Ảnh: Anh Trâm

Ngay cả trong thời kỳ suy thoái và suy thoái kinh tế nghiêm trọng, một số công ty vẫn có thể giành được lợi thế. Theo Havard Business Review thì có 14% các công ty lớn ghi nhận tăng trưởng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận EBIT trong 4 lần suy thoái vừa qua. Các cuộc khủng hoảng không chỉ tạo ra rất nhiều thay đổi tạm thời (chủ yếu là sự thay đổi trong ngắn hạn về nhu cầu) mà còn cả một số thay đổi kéo dài.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần xác định cơ hội tăng trưởng và xem xét lại mô hình kinh doanh. Trong đó, kết hợp con người– máy móc để đáp ứng những yêu cầu mới từ khách hàng, hoạt động kinh doanh theo đó bền vững, có khả năng kháng cự với các cú sốc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tư duy kinh tế mới trong "bình thường mới" tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714127723 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714127723 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10