Tư nhân và dịch vụ công

Diendandoanhnghiep.vn Không chỉ bị giới hạn bởi danh mục 20 ngành, việc doanh nghiệp tư nhân có được tham gia cung cấp dịch vụ công hay không còn phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cơ quan nhà nước quản lý lĩnh vực đó.

 Để bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh quốc gia, cần cân nhắc việc cho phép doanh nghiệp tư nhân đầu tư hệ thống truyền tải có tính chất xương sống, huyết mạch.p/Trạm biến áp 500kV Công ty Truyền tải Điện 2, Quảng Nam. Ảnh: Ngọc Hà

Để bảo đảm an ninh năng lượng, an ninh quốc gia, cần cân nhắc việc cho phép doanh nghiệp tư nhân đầu tư hệ thống truyền tải có tính chất xương sống, huyết mạch. Trạm biến áp 500kV Công ty Truyền tải Điện 2, Quảng Nam. Ảnh: Ngọc Hà

Điều này đã cản đường bước chân doanh nghiệp tư nhân tham gia vào xã hội hoá dịch vụ công. Các lĩnh vực như giáo dục, y tế... các doanh nghiệp tư nhân đã và đang làm tốt vai trò của mình. Trái lại, ngành điện, hiện vẫn đa phần trong tay Nhà nước (nhất là lĩnh vực truyền tải) qua Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)...

“Muốn ăn cơm phải chờ kẻng đánh”

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) hiện nay có 20 ngành, lĩnh vực không cho phép tư nhân tham gia cung cấp hàng hoá, dịch vụ (quy định tại Nghị định 94/2017/NĐ-CP). 20 ngành, lĩnh vực này gồm: sản xuất/mua bán vật liệu nổ công nghiệp, sản xuất vàng miếng, phát hành xổ số kiến thiết, in đúc tiền, phát hành tem bưu chính Việt Nam, truyền tải và điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành thuỷ điện đa mục tiêu, vận hành hệ thống đèn biển và luồng hàng hải công cộng, vận hành hệ thống đài thông tin duyên hải, dịch vụ không lưu, khai thác hệ thống hạ tầng đường sắt do nhà nước đầu tư, cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng, xuất bản…

Theo VCCI, về lý thuyết, các doanh nghiệp tư nhân được tham gia cung cấp tất cả những hàng hoá, dịch vụ không thuộc danh mục này và danh mục cấm kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều ngành, lĩnh vực hiện nay tư nhân vẫn không được phép kinh doanh do chưa xây dựng được cơ sở pháp lý đầy đủ để thực hiện công việc này.

Ngoài ra, một vấn đề khác cũng cản trở sự tham gia của tư nhân vào cung cấp dịch vụ công là quy trình cấp phép, giao dự án lựa chọn chủ đầu tư của cơ quan nhà nước trong một số lĩnh vực. Cụ thể, dù không có quy định cấm hoặc hạn chế doanh nghiệp tư nhân hoạt động, nhưng để có thể hoạt động được, các doanh nghiệp buộc phải được cơ quan nhà nước cấp phép hoặc ký hợp đồng. Nếu quá trình cấp phép và ký hợp đồng này chỉ dành cho các doanh nghiệp nhà nước mà không có sự đấu thầu, cạnh tranh với các doanh nghiệp tư nhân thì cũng không khác gì độc quyền nhà nước.

Cần ưu đãi và hỗ trợ ban đầu

Ông Ðậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế, VCCI nhấn mạnh, việc để tư nhân cung cấp một số dịch vụ công đã mang lại những kết quả thiết thực, nhưng vẫn còn nhiều dịch vụ công do cơ quan nhà nước thực hiện trong quy trình gần như khép kín, gắn với chức năng quản lý nhà nước như các hình thức cấp phép, thẩm định năng lực... trong khi có thể giao lại cho tư nhân, hiệp hội doanh nghiệp làm.
Ðiều này dẫn đến sự không minh bạch khi cơ quan nhà nước vừa làm chính sách, vừa thực thi, rồi kiểm tra luôn cả điều kiện tuân thủ.

Như vậy, sẽ không phù hợp với sự vận hành của nền kinh tế thị trường hiện đại. Cách làm này đẩy cơ quan nhà nước vào thế vừa làm luật, vừa giám sát và vừa là người chơi. Nhưng để khuyến khích tư nhân tham gia, Nhà nước cần tạo cơ chế bảo hộ quyền tài sản, quyền kinh doanh, đưa ra những hỗ trợ, ưu đãi đầu tư ban đầu.

Ngoài ra, Nhà nước chỉ nên đóng vai trò tạo "sân chơi", tạo cơ chế, chính sách quản lý, thiết lập các tiêu chuẩn, quy chuẩn chung; tuy nhiên, vẫn cần có sự giám sát chặt chẽ để tránh được những vấn đề như tăng giá, độc quyền, "sân sau".

Ông Tuấn cũng cho rằng, trước khi giao cho tư nhân làm, Nhà nước cần cân nhắc một số yếu tố như tính lâu dài của dịch vụ, các hạn chế về pháp lý và chính sách, mức độ rủi ro, mức độ cạnh tranh, khả năng thay đổi hợp đồng hay chi phí và hiệu quả của việc đấu thầu cạnh tranh...

Ở góc độ “người ngoài cuộc”, ông Michael Greene, Giám đốc USAID tại Việt Nam cho rằng, Nhà nước chỉ nên tập trung vào những lĩnh vực cốt lõi, thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho đất nước. Do đó, ông Michael Greene rất hoan nghênh việc Việt Nam thực hiện Luật về đầu tư theo hình thức đối tác công – tư, giúp hoạt động này đưa vào khuôn khổ, thúc đẩy môi trường cạnh tranh bình đẳng.

Ông Nguyễn Hữu Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Chứng nhận và Giám định VinaCert:

Trong những năm qua, nhìn lại việc xã hội hóa dịch vụ khoa học, công nghệ của chúng ta vẫn còn một số điểm hạn chế, gây cản trở lớn đến việc đầu tư của tư nhân trong lĩnh vực này. Cụ thể, khi các tổ chức thử nghiệm muốn cung cấp dịch vụ phải đăng ký từng loại phép thử với cơ quan quản lý nhà nước. Mỗi lần như vậy, phải nộp rất nhiều hồ sơ phê duyệt phương pháp, dù công đoạn này không giải quyết được vấn đề gì. Bởi các tổ chức thử nghiệm, khi muốn cung cấp dịch vụ, họ phải có chức năng và năng lực được công nhận bởi tổ chức chứng nhận độc lập và phải chịu giám sát bởi các tổ chức đó.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tư nhân và dịch vụ công tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714331342 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714331342 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10