Từ vụ kiếm 450 tỷ đồng nhờ kinh doanh online nghĩ về ngành thuế

Diendandoanhnghiep.vn Mới đây, Cục thuế TP HCM truy thu được số tiền lên tới hơn 9 tỷ đồng từ một cá nhân “bán hàng online” với tổng doanh thu 450 tỷ đồng chỉ trong 2 năm.

Trước đó, cũng tại TP HCM, một lập trình viên được trả hơn 41 tỷ đồng trong 2 năm thông qua trò chơi nhận được nhiều lượt tải và nhiều quảng cáo trên mạng Facebook, Google, YouTube… Trường hợp này, ngành thuế truy thu được 4,1 tỷ đồng, trong đó gần 3 tỷ là tiền truy thu, còn lại là tiền phạt và chậm nộp.

dfsgg

Các mạng xã hội với hàng tỷ người sử dụng như Google, Facebook hay các nền tảng giải trí, xã hội khác như Youtube, App Store (Apple, CH play)… mỗi năm thu được số tiền hơn 200 triệu USD thông qua quảng cáo tại Việt Nam.

Chưa hết, dù con số không “khủng” như tại TP HCM, nhưng một cá nhân tại tỉnh Quảng Nam cũng được xác nhận có thu nhập lên tới hơn 700.000 USD (tương đương 16 tỷ đồng) từ Google. Đáng nói, ngoài các cá nhân này, còn có tới 14.000 tài khoản Facebook khác được ngành thuế điểm tên.

Có thể nói con số thu nhập lên tới hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng như trên là con số đáng mơ ước đối với nhiều doanh nghiệp, nhưng nó lại chỉ đến từ một cá nhân.

Điều này cho thấy sự “màu mỡ” đến nhường nào cũng như mảnh đất kinh doanh trên nền tảng công nghệ số trong thời kỳ 4.0 với hàng tỷ người sử dụng như là những khách hàng tiềm năng.

Không còn nữa những công việc sáng đến tối về, cuối tháng thu nhập còm cõi, thay vào đó, nhiều người trong giới trẻ hiện nay chọn cho mình lối sống 4.0. Năng động hơn với những công việc liên quan tới kinh doanh, quảng cáo, thiết kế phần mềm, ứng dụng… với thu nhập tỉ lệ thuận với lượng tương tác trên các nền tảng mạng xã hội vốn đã có số người sử dụng lên tới hàng tỷ.

Nhưng lối suy nghĩ năng động, kiến tạo cho bản thân đó liệu có bỏ quên nghĩa vụ và trách nhiệm trong việc kiến thiết, xây dựng đất nước, là đóng thuế thu nhập cá nhân.

Dưới góc độ quản lý nhà nước, làm thế nào để kiểm soát những thất thoát thuế từ thu nhập hàng trăm tỷ của những “doanh nghiệp cá nhân”. Làm thế nào để đánh thức nhận thức xây dựng đất nước, đóng góp thông qua nguồn thu thuế?

Kinh doanh 4.0, thu thuế 0.4

Có thể nói giới trẻ hiện nay đang ngày càng thích ứng tốt hơn với nền tảng 4.0 nhưng ngành thuế nói riêng cũng như cơ quan quản lý cấp nhà nước nói chung lại có vẻ như không tiếp thu kịp “bài học” này.

Để việc truy thu được số tiền này, hiện chủ yếu dựa vào sự sàng lọc từ hệ thống công nhệ thông tin của Tổng cục Thuế và kiểm tra chéo với tài khoản ngân hàng, nguồn hàng, doanh số giao hàng qua bưu điện, hoặc công ty giao nhận, số tiền thanh toán giao dịch qua ngân hàng,…

Có trường hợp ngành thuế còn đóng cả vai khách mua hàng để trực tiếp liên hệ với chủ tài khoản nhằm “bắt tận tay, day tận trán”.

Có thể nói, việc truy thu thuế từ những nền tảng công nghệ, mạng xã hội như Google, Facebook, là điều hết sức mới mẻ đối với ngành thuế Việt Nam.

Theo số liệu của cơ quan chức năng, các mạng xã hội với hàng tỷ người sử dụng như Google, Facebook hay các nền tảng giải trí, xã hội khác như Youtube, App Store (Apple, CH play)… mỗi năm thu được số tiền hơn 200 triệu USD thông qua quảng cáo tại Việt Nam.

Với thống kê 200 triệu USD thì có thể nhận thấy phần nào thu nhập hàng chục, hàng trăm tỷ của một cá nhân là hoàn toàn có thể. Việc một cá nhân có thu nhập khủng hơn đứt nhiều doanh nghiệp là điều đáng mừng, nhưng làm thế nào để ngành thuế có thể theo kip, tránh thất thu thuế là bài toán khó.

Theo con số thống kế chưa đầy đủ, ở Việt Nam hiện có khoảng 27.000 tài khoản bán hàng online thông qua Facebook. Con số 27.000 nhiều chuyên gia cho rằng vẫn còn khiêm tốn bởi thực tế con số thật có thể lên tới hàng triệu và nhiều giao dịch có thể thông qua ví điện tử, chuyển khoản qua tài khoản ngân hàng hoặc tiền mặt.

Phạm vi kinh doanh online xuyên biên giới thì giải pháp thanh toán gần như 100% thông qua tài khoản ngân hàng.

Bởi thế, câu chuyện thuế thời 4.0 không chỉ riêng của ngành thuế, thậm chí nhân vật chính trong cuộc cách mạng này lại là ngân hàng. Ngân hàng là nơi trung gian, nắm rõ hoạt động của dòng tiền ra-vào trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ online xuyên biên giới và một phần không nhỏ của ngành kinh doanh online trong nước. Nhưng nhân tố chung này cũng đang bị ảnh hưởng ít nhiều bởi việc sử dụng tài khoản ngân hàng quốc tế của các cá nhân tại Việt Nam.

Nói tóm lại ngày càng có nhiều con đường khác nhau trong hoạt động kinh doanh trên nền tảng 4.0, nhưng việc quản lý dường như vẫn không theo kịp khi đơn cử việc thu thuế vẫn chỉ như đang “dò từng bước”, trong khi cuộc cách mạng 4.0 đang “chạy nước rút”.

Vậy cần có biện pháp quản lý như thế nào để đảm bảo chặt chẽ tránh thất thoát thuế nhưng không gây ảnh hưởng tới an toàn thông tin cá nhân, khả năng kinh doanh của người dân là điều mà ngành thuế nói riêng và cơ quan quản lý Nhà nước nói chung cần trả lời, nếu không muốn cuộc cách mạng 4.0 bỏ xa trong cuộc chạy đua này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Từ vụ kiếm 450 tỷ đồng nhờ kinh doanh online nghĩ về ngành thuế tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715013994 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715013994 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10