Vi phạm phòng chống dịch COVID-19: Cần tăng chế tài, xử lý nghiêm minh

Diendandoanhnghiep.vn Theo các chuyên gia pháp lý, chế tài đối với hành vi vi phạm phòng chống dịch trong một số quy định pháp luật còn rất nhẹ, chưa tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Từ khi dịch COVID-19 xảy ra đến nay, đã có nhiều trường hợp vi phạm quy định về phòng chống dịch đã bị cơ quan chức năng xử phạt hành chính, khởi tố hình sự. 

Tuy nhiên, hiện tượng xem thường pháp luật, không chấp hành quy định giãn cách, qui định phòng chống dịch…vẫn diễn ra.

Hàng nghìn trang phục, thiết bị y tế giả liên quan đến phòng chống dịch bệnh COVID-19 bị phát hiện.

Hàng nghìn trang phục, thiết bị y tế giả liên quan đến phòng chống dịch bệnh COVID-19 bị phát hiện.

Thậm chí nhiều đối tượng còn lợi dụng dịch bệnh, bán giấy xét nghiệm giả, thuốc giả…để trục lợi, lừa đảo, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cản trở công tác phòng chống dịch, gây thiệt hại lớn cho xã hội.

Trước thực tế này, nhiều chuyên gia kiến nghị cần tăng gấp nhiều lần mức phạt hành chính và xử lý hình sự để răn đe các đối tượng.

Xử phạt hành chính

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nước ta liên tục phát hiện những ca bệnh mới lây lan trong cộng đồng. Nhằm khống chế tốc độ lây nhiễm dịch bệnh, Chính phủ và các cơ quan chức năng đã tăng cường siết chặt các biện pháp phòng dịch. Cùng với đó, Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành nhiều văn bản pháp luật tăng nặng chế tài xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống dịch COVID-19.

Dưới góc nhìn pháp luật, Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh cho biết ngày 28/9/2020 Chính phủ đã ban hành Nghị định số117/2020/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế sẽ bị phạt tới 3.000.000 đồng;

Hành vi che dấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác khi mắc bệnh truyền nhiễm đã được công bố là có dịch bị phạt tiền tối đa đến 10.000.000 đồng; không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh tại vùng có dịch, không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng thì bị phạt tiền tối đa đến 20.000.000 đồng;

Hành vi không thực hiện quyết định kiểm tra, giám sát, xử lý y tế trước khi ra vào vùng có dịch bị phạt tiền tối đa đến 40.000.000 đồng.

Xử lý hình sự

Đặc biệt cá nhân, tổ chức vi phạm các quy định về phòng chống dịch bệnh còn có thể bị xử lý hình sự. Theo đó, ngày 30/3, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã có Công văn số 45/TANDTC-PC, hướng dẫn áp dụng pháp luật và tổ chức xét xử đối với một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch bệnh.

Theo hướng dẫn tại mục 1 của Công văn 45, Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh COVID-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi: Trốn khỏi nơi cách ly; Không tuân thủ quy định về cách ly; Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây lây truyền dịch bệnh COVID-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người.

Theo chuyên gia, các hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi không chỉ vi phạm đạo đức nghiêm trọng mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, cần có biện pháp xử lý thật nghiêm minh, thể hiện được tính răn đe của pháp luật.

Theo chuyên gia, các hành vi lợi dụng dịch bệnh để trục lợi không chỉ vi phạm đạo đức nghiêm trọng mà còn là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, cần có biện pháp xử lý thật nghiêm minh, thể hiện được tính răn đe của pháp luật.

Người chưa bị xác định mắc bệnh COVID-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, quyết định phong tỏa thực hiện một trong các hành vi: Trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa; Không tuân thủ quy định cách ly; Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự.

Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán ba, vũ trường, karaoke, dịch vụ mát-xa, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh COVID-19 của cơ quan, người có thẩm quyền, gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự.

Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật Hình sự,

Đồng thời, hình phạt, biện pháp tư pháp được áp dụng theo hướng dẫn tại mục 1, Công văn 45. Theo đó, áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với trường hợp phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng (như làm lây lan dịch bệnh cho từ 02 người trở lên, làm chết người...). Đối với trường hợp phạm tội chưa gây ra hậu quả hoặc gây hậu quả ít nghiêm trọng (như chưa làm lây lan dịch bệnh), áp dụng hình phạt chính là hình phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo theo đúng quy định của pháp luật…

Từ khi dịch xảy ra đến nay, đã có nhiều trường hợp vi phạm quy định về phòng chống dịch đã bị cơ quan chức năng xử phạt, thậm chí nhiều trường hợp cố tình vi phạm pháp luật đã bị khởi tố hình sự về các tội như: Đưa người nhập cảnh trái phép; Chống đối người thi hành công vụ; Làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người…

Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ hiện tượng xem thường pháp luật, xem thường công tác phòng chống dịch, không chấp hành quy định giãn cách, ra đường trong trường hợp không thực sự cần thiết… Thậm chí nhiều đối tượng cố tình tìm cách “lách luật” , lợi dụng dịch bệnh để trục lợi, lừa đảo …vẫn thường xuyên xảy ra.

Tăng chế tài, xử lý nghiêm minh

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, Luật sư Trần Minh Hùng, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh bên cạnh nguyên nhân chính là sự thiếu ý thức của người dân trong việc tuân thủ các quy định phòng chống dịch bệnh thì một phần là xuất phát từ chính quy định pháp luật còn bất cập về chế tài xử phạt. Đặc biệt, chế tài đối với hành vi vi phạm phòng chống dịch trong một số quy định pháp luật còn rất nhẹ, chưa tương xứng với mức độ nghiêm trọng của hành vi.

Phần nữa là do một số nơi, một số vụ xử lý chưa nghiêm minh, chưa quyết liệt, chưa đồng bộ thống nhất giữa các địa phương. Đáng chú nhiều hành vi đặc biệt nguy hiểm, tiểm ẩn nguy cơ mang mầm bệnh từ những “vùng đỏ” – vùng có dịch bệnh lây ra những “vùng xanh” – vùng an toàn, làm phức tạp thêm tình hình, cản trở công tác phòng dich như: hành vi “lách luật” lợi dụng “luồng xanh” ưu tiên vận chuyển hàng hoá, nhu yếu phẩm để chở người để vượt chốt kiểm soát dịch bệnh trái phép; mua bán giấy đi đường, giấy xét nghiệm COVID-19, thuốc chữa COVID-19 giả,...

Hay, các hành vi lợi dụng dịch bệnh, thu gom, găm trữ, tăng giá gấp nhiều lần một số mặt hàng, dịch vụ thiết yếu như thực phẩm, dịch vụ khám chữa bệnh, xét nghiệm COVID-19; dịch vụ hoả táng… nhằm thu lợi bất chính gây bức xúc dư luận nhưng ít bị khởi tố, truy tố hình sự mà chỉ dừng lại ở mức độ xử phạt hành chính.

Chính điều này dẫn đến tình trạng nhờn luật, cố tình vi phạm.

Đặc biệt, còn thiếu chế tài cụ thể để xử lý vi phạm của người quản lý, giám sát việc thực hiện các quy định phòng chống dịch… Chính những khoảng trống này dẫn tới sự chủ quan sự lơ là, thiếu ý thức, thiếu trách nhiệm của một bộ phận những người chịu trách nhiệm quản lý, giám sát công tác phòng chống dịch.

Trước thực trạng này, nhiều chuyên gia kiến nghị có thể xử lý hình sự đối với các đối tượng vi phạm phòng chống dịch.

“Để có cơ sở pháp lý vững chắc nhằm xử lý hình sự các đối tượng vi phạm pháp luật phòng chống dịch, thiết nghĩ các cơ quan bảo vệ pháp luật cần nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung một số văn bản pháp luật, cũng như tăng cường chế tài, cả chế tài hành chính ( tăng mức xử phạt lên gấp nhiều lần) và chế tài hình sự.  

Ngoài ra các cơ quan có thẩm quyền nhà nước cần phải có những văn bản hướng dẫn cụ thể đối với việc áp dụng pháp luật, điều tra, truy tố, xét xử… trong đó có việc vận dụng các quy phạm pháp luật khác để xử lý đối với các trường hợp vi phạm tương tự, đặc biệt cần nghiên cứu sửa đổi bổ sung công văn 45/TANDTC-PC về hướng dẫn áp dụng pháp luật và tổ chức xét xử đối với một số hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới hiện nay”, Luật sư Hùng nhấn mạnh.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vi phạm phòng chống dịch COVID-19: Cần tăng chế tài, xử lý nghiêm minh tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714537863 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714537863 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10