Vì sao phi công người Anh chưa thể về nước?

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù sức khỏe đang tốt lên từng ngày, phi công người Anh có nguyện vọng được về nước, thế nhưng, mong muốn của anh chưa thực hiện được.

 Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy thăm bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 91- phi công người Anh sáng 22.6 ẢNH: BỆNH VIỆN CUNG CẤP

Lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy thăm bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 91- phi công người Anh sáng 22/6. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Trong buổi hội chẩn 3 miền lần thứ 5 dành cho trường hợp bệnh nhân 91 (nam phi công người Anh) chiều 22/6, các bác sĩ, chuyên gia đánh giá sự hồi phục của nam phi công người Anh so với lần hội chẩn thứ 4 là một kỳ tích rất hiếm có.

PGS. TS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Phó Trưởng Tiểu ban Điều trị cho biết, trải qua gần 100 ngày, rất nhiều lần chúng ta hết hy vọng về bệnh nhân nhưng bằng trí tuệ tập thể, đặc biệt là sự cố gắng của đội ngũ điều trị trực tiếp của bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh, Bệnh viện Chợ Rẫy.

“Thành công đến thời điểm này không chỉ cứu sống bệnh nhân mà đó còn là thể hiện tính nhân văn của chúng ta trong chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân người  nước ngoài”- GS. TS Nguyễn Gia Bình chia sẻ.

Nếu như ở cuộc hội chẩn lần 4 diễn ra gần nửa tháng trước, phổi của nam phi công hồi phục gần 50% thì đến nay con số gần như đạt tuyệt đối, 90% phổi phục hồi. 

Theo báo cáo của bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân hiện tỉnh, dung nạp thức ăn tốt, các xét nghiệm đánh giá nhiễm trùng của bệnh nhân âm tính. Bệnh nhân đã cai hoàn toàn máy thở từ ngày hôm qua, tự thở khí phòng 24/24h. Chức năng phổi của bệnh nhân phục hồi gần 90%. 

Đánh giá sơ bộ cho thấy, bệnh nhân tỉnh táo hoàn toàn, tiếp xúc tốt, giao tiếp tốt bằng lời nói, sức cơ 2 tay bình thường, sức cơ 2 chân cải thiện 4/5, tự xoay trở trên giường, tự ngồi dậy được, chịu lực hai tay trên khung tập tự đứng dậy. 

Hiện tại, bệnh nhân đã tự ăn uống qua miệng. Chức năng thận đã hồi phục, chức năng tim, gan tốt, men tụy bình thường. Bệnh nhân đã ngưng thuốc kháng nấm truyền tĩnh mạch và dùng thuốc kháng nấm uống; kháng đông dự phòng huyết khối đường uống xarelto.

Để đẩy nhanh tiến trình phục hồi, các bác sĩ đang cho bệnh nhân tập vật lý trị liệu ngày 2 lần, gồm tập thở, tập vận động, giao tiếp và chức năng sinh hoạt hàng ngày, tập kháng trở có trợ giúp..., cùng với đó là săn sóc vết loét cùng cụt.

Từng bước hồi phục kỳ diệu, trong những ngày gần đây, nam phi công người Anh bày tỏ nguyện vọng muốn được trở về nước. Tuy nhiên, theo đề xuất về chuyên môn của Bệnh viện Chợ Rẫy, có thể cho bệnh nhân xuất khoa, ra khỏi khu vực hồi sức cấp cứu, chuyển phục hồi chức năng để tiếp tục hồi phục hồi chức năng cho bệnh nhân.  “Việc hồi phục của bệnh nhân phụ thuộc vào cả quá trình dinh dưỡng, phục hồi chức năng và tăng sức đề kháng”- BSCKII Trần Đăng Khoa nhấn mạnh.

Theo các chuyên gia, đây là giai đoạn vật lý trị liệu, phục hồi chức nặng, săn sóc vết thương loét và tăng cường dinh dưỡng. Bệnh nhân cần ít nhất 2-3 tuần để phục hồi thể trạng để đảo có thể đi lại an toàn khi di chuyển.

Trước nguyện vọng được trở về nước của nam phi công người Anh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho rằng hiện giờ bệnh nhân có đủ điều kiện ra khỏi khoa hồi sức tích sực, bệnh nhân có thể hít thở khí trời, tình trạng cơ lực chân tay đã cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, để đảm bảo điều kiện an toàn tốt nhất cho người bệnh, Bệnh viện Chợ Rẫy cần tiếp tục sử dụng các biện pháp hồi sức để nâng cao hơn nữa thể trạng cho bệnh nhân.  

“Phương án đưa bệnh nhân về nước chỉ thực hiện khi đảm bảo các yêu cầu an toàn, bệnh nhân đủ sức khỏe ra khỏi phòng hồi sức, an toàn trong quá trình vận chuyển và sự chuẩn bị tiếp nhận bệnh nhân từ Anh”. – Thứ trưởng Bộ Y tế nói.

Trước đó xuất phát từ nguyện vọng của bệnh nhân 91 sớm được về quê hương Scotland, Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM tính toán, đề xuất bệnh nhân có thể mua vé ngồi hạng thương gia kèm theo nhân viên y tế hộ tống, chi phí không nhiều.

"Với thể trạng hiện tại bệnh nhân có thể xuất viện và đây cũng là nguyện vọng của bệnh nhân sớm được về nước, vì vậy đơn vị đề nghị Bộ Y tế sớm có giải pháp cho bệnh nhân về quê hương để tránh nguy cơ nhiễm trùng bệnh viện (sức đề kháng kém, tổn thương phổi). Đơn vị chỉ lo vấn đề chuyên môn, còn việc xuất viện lúc nào cần có sự trao đổi thống nhất từ Ban chỉ đạo với Đại sứ quán Anh, từ đó mới có phương án cụ thể cuối cùng" - ông Nguyễn Tri Thức, giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, nói.

Ông Phạm Huy Bình - Chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourist Group), cho biết đơn vị sẵn sàng tham gia cùng các cơ quan chức năng hỗ trợ để sớm thực hiện mong muốn của bệnh nhân 91 người Anh là trở về nước. Theo đó, dựa trên tư vấn của bác sĩ điều trị, Saigontourist Group sẽ hỗ trợ các chi phí liên quan đưa bệnh nhân phi công người Anh về quê hương.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao phi công người Anh chưa thể về nước? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714406523 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714406523 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10