Việt Nam cần ưu tiên gì để hội nhập trong guồng máy 4.0?

Diendandoanhnghiep.vn Trao đổi tại phiên thảo luận bên lề hội nghị WEF ASEAN 2018, Bộ trưởng Bộ Công thương đã nêu ra 4 nội dung mà chính phủ Việt Nam cần ưu tiên để có thể hội nhập với cuộc cách mạng 4.0.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.

Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, đồng hành cùng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), câu chuyện đảm bảo thị trường lao động truyền thống rất quan trọng đối với chính phủ, bởi với 100 triệu dân, Việt Nam còn nhiều vấn đề tồn tại nhất định.

“Việt Nam không thể để nền kinh tế, lao động và các doanh nghiệp bị bỏ lại sau với những xu thế phát triển của CMCN 4.0 và nền kinh tế số” - Bộ trưởng Bộ Công thương cho biết.

Để làm rõ hơn tác động của cuộc CMCN 4.0 sẽ tác động ra sao tới thị trường lao động, theo con số thống kê của Bộ Công thương nghiên cứu với hai ngành nghề lớn của Việt Nam là da giày và dệt may, thì từ nay tới năm 2020, tự động hóa sẽ làm mất tới 86% việc làm trong lĩnh vực dệt may và con số với ngành da giày là 74%. Trong khi đó đây là hai ngành nghề sử dụng lượng lao động rất lớn của Việt Nam và có tác động rất lớn tới tăng trưởng nền kinh tế Việt Nam.

Đây chỉ là một góc độ tác đồng của CMCN 4.0, bên cạnh đó còn có những tiềm năng từ kinh tế số và CMCN 4.0 này mang lại trong công nghiệp, nông nghiệp và ngành dịch vụ.

Chính vì vậy đối với Việt Nam hiện nay bài toàn là phải cân bằng dung hòa chiến lược phát triển trong đó bao gồm cả các giải pháp về hạ tầng và khuôn khổ pháp lý, đào tạo nguồn nhân lực. Và đặc biệt tạo ra những nhận thức và hiểu biết chung của cộng đồng doanh nghiệp, vì trong đó 97% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa có những khó khăn, điều kiện tiếp cận những nền tảng mới của nền CMCN 4.0 và kinh tế số.

Qua khảo sát của Bộ Công thương cuối năm 2017, có đến 82% các doanh nghiệp của Việt Nam đang ở vùng ngoài, tiếp cận tới công nghệ của CMCN 4.0, 21% trong số 82% đó có bước đi cụ thể. Điều này đặt ra thách thức rất lớn trong việc làm thế nào để doanh nghiệp nhận thấy được tiềm năng của CMCN 4.0.

Để có hạn chế cũng như tận dụng được cơ hội từ CMCN 4.0, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Chính phủ cần có 4 nội dung ưu tiên cơ bán: Thứ nhất, cần phải có một chiến lược tiếp cận cụ thể công nghệ của cuộc CMCN 4.0  nội hàm lớn là kinh tế số. Thứ hai, bằng kế hoạch cụ thể từ chính phủ đặc biệt là sự hiểu biết từ cơ quan làm chính sách và sau đó là cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Thứ ba, đào tạo nguồn nhân lực đủ năng lực đủ điều kiện tiếp cận nền tảng CMCN 4.0. Thứ tư, hợp tác quốc tế, khai thác những xu thế chung trong nền kinh tế quốc tế. đối với Việt Nam ASEAN là trọng tâm lớn cũng là nền tảng xây dựng khuôn khổ pháp lý phù hợp.

 “Trong chiến lược phát triển của chính phủ, cũng  lưu ý chú trọng phát triển hạ tầng số, khung pháp lý vì đây là những nền tảng rất quan trọng trong việc phát triển thương mại điện tử và kinh tế số” – ông Trần Tuấn Anh cho biết.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam cần ưu tiên gì để hội nhập trong guồng máy 4.0? tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714522031 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714522031 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10