Vụ gian lận điểm thi: Mong điều tra sáng tỏ!

Diendandoanhnghiep.vn Hệ quy chế mua và bán không chỉ ở chợ đỏ, chợ đen mà đã len lỏi khắp nơi. Khi đã len vào giáo dục thì có nghĩa là giáo dục không còn lấy tri thức nhân phẩm làm thước đo mà lấy bằng cấp làm thước đo.

 Một phần bản danh sách thí sinh bị thay đổi điểm thi môn Ngữ văn sau khi chấm thẩm định tại Sơn La. Ảnh: Dân trí

Một phần bản danh sách thí sinh bị thay đổi điểm thi môn Ngữ văn sau khi chấm thẩm định tại Sơn La. Ảnh: Dân trí

Mới đây, cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Sơn La vừa kết thúc điều tra vụ án gian lận thi cử, chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đề nghị truy tố 8 bị can về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” theo điểm a, khoản 2, điều 356 Bộ luật hình sự.

Đáng chú ý trong vụ gian lận điểm thi này là phí mua bán, giao dịch. Theo cơ quan an ninh thì có bị can khai để rút bài sửa nâng điểm 3 môn đạt đến mức tổng điểm yêu cầu trong tổ hợp xét tuyển đại học, trung bình mỗi trường hợp giá là 1 tỉ đồng. Quá trình điều tra, một số bị can trong vụ án đã tự giác nộp lại số tiền thu lợi bất chính.

Phải nói rằng, các trường hợp sai phạm trong công tác tổ chức thi THPT quốc gia năm 2018 vừa qua ở một số tỉnh miền núi phía Bắc có sự tiếp tay, vi phạm của cán bộ, công chức trong ngành giáo dục hoặc giữ chức vụ quản lý ở địa phương. Nếu vụ việc này bị bỏ qua, pháp luật sẽ bị khinh nhờn, người dân thất vọng, mất niềm tin.

Vì thế, gần một năm trôi qua, đã có thời điểm sự việc im ắng khiến dư luận lo ngại vụ việc chìm xuống. Nên với quyết định khởi tố mới nhất này cho thấy, vụ việc vẫn đang tiếp tục được điều tra, làm rõ. Điều này mang lại niềm tin của người dân không chỉ trong thi cử mà cả với công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Khách quan mà nói, so với việc những thí sinh đưa tài liệu vào phòng thi hay chép theo bài bạn, thì một thí sinh được sửa điểm không vì thế mà nhẹ tội hơn, thậm chí tính chất vi phạm còn nghiêm trọng hơn, tinh vi hơn. Trong trường hợp gian giận điểm thi này, các chuyên gia giáo dục phân tích rằng, chỉ “nhắm mắt chọn bừa” còn được 2,5 điểm thì khả năng cao là không ít học sinh đã chủ động không điền đáp án, để cho việc điền đáp án sau khi thi được dễ dàng.

Nếu ai đã từng thi cử, nhất là những con em nông dân, công nhân, ở nông thôn hay vùng sâu vùng xa đều hiểu được một động lực khi cố bước chân vào những trường khối công an, quân đội, chỉ là vì được miễn, giảm học phí, vì gia đình không đủ tài chính chu cấp cho các em 4-5 năm liền trên giảng đường. Trượt đại học, nghĩa là ở nhà làm ruộng, là làm lao động phổ thông, rời ngòi bút để bốc vác, nhặt nhạnh từng đồng mưu sinh kiếm sống..v..v.

Cho nên, nâng điểm ít hay nhiều thì cũng đều là gian lận, không thể nói mức độ vi phạm của em này nhẹ hơn em kia, người này nhẹ hơn người kia. Đó thực sự là một tội ác với những nhân tài khi bị chèn ép. Cũng là tội ác với chính những học sinh được nâng điểm khi bán rẻ nhân cách, lòng tự trọng của các em ngay trước ngưỡng cửa cuộc đời.

Huống hồ, sự vụ này cho thấy, tất cả đều dùng tiền và theo tiêu chí mua bán. Hệ quy chế mua và bán không chỉ ở chợ đỏ, chợ đen mà đã len lỏi khắp nơi và khi đã len vào giáo dục thì có nghĩa là giáo dục không còn lấy tri thức nhân phẩm làm thước đo mà lấy bằng cấp làm thước đo. Đó không chỉ là sự dối trá đáng ghê tởm trong hệ thống giáo dục, nó còn là một mắt xích của tình trạng mua quan bán chức.

Nói về gian lận thi cử, hẳn chúng ta còn nhớ, tiến sĩ Ngô Sách Tuân (1648-1697) là người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn (nay thuộc xã Tam Sơn, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh). Ông đỗ tiến sĩ năm Bính Thìn (1676) đời Lê Hy Tông khi 29 tuổi. Mặc dù là bậc đại khoa, công thần của triều đình đương thời, nhưng chỉ vì một sai lầm trong việc chấm bài thi mà cuộc đời cũng như danh tiếng của ông đã tiêu tan thành bọt nước. Không những phải mất mạng, Ngô Sách Tuân còn để lại một “vết đen” trong lịch sử khoa bảng nước nhà.

Có thể nói, quyền lực và đồng tiền đã và đang thao túng làm xói mòn những giá trị đạo đức. Trong số những vị dùng tiền mua điểm cho con biết đâu chính họ đã từng là kẻ mua bằng, mua ghế trước đây nên không cảm thấy hổ thẹn. Ai dùng tiền mua điểm phải bị truy cứu về tội đưa hối lộ. Ai dùng lợi thế chính trị gây ảnh hưởng để con mình được tăng điểm phải bị truy cứu về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn. 

Điều này cũng có nghĩa, dư luận đòi hỏi một khi điều tra sáng tỏ, tất cả các vị quan chức mua điểm cho con phải bị buộc thôi chức, bị sa thải chứ không chỉ là cảnh cáo, hạ chức chuyển đi nơi khác, để làm trong sạch bộ máy nhà nước. Những thí sinh đậu bằng điểm mua phải bị đuổi học đó mới là công lý, là lẽ phải, là sự tất yếu cần phải làm.

Nếu xử không nghiêm sẽ tạo tiền lệ xấu cho ngành giáo dục nói riêng và hệ lụy khủng khiếp cho xã hội nói chung về sau.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ gian lận điểm thi: Mong điều tra sáng tỏ! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714108337 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714108337 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10