Vụ Grab mua Uber tại Việt Nam: Không phạm Luật Cạnh tranh

Diendandoanhnghiep.vn Hội đồng xử lý việc Grab mua lại Uber tại Việt Nam cho rằng thương vụ này không cấu thành hành vi tập trung kinh tế.

Hội đồng cạnh tranh Việt Nam vừa có thông báo về việc đã mở phiên điều trần kín xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi tập trung kinh tế của Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam.

Theo đó, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã mở phiên điều trần kín xử lý vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi tập trung kinh tế của Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam.

Ngay sau ít hôm diễn ra phiên điều trần, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh đã ra Quyết định về việc xử lý vụ việc cạnh tranh nêu trên.

Quyết định nêu rõ, sau khi nghiên cứu hồ sơ điều tra vụ việc cạnh tranh, tiến hành xác minh và lấy lời khai của các bên liên quan tại Phiên điều trần ngày 11/6/2019; thảo luận phân tích về hành vi, xác định về thị trường liên quan và các chứng cứ chủ yếu, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không chấp nhận đề nghị của cơ quan điều tra về việc áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh đối với GrabTaxi và Uber Việt Nam.

Hội đồng cạnh tranh bác đề nghị của cơ quan điều tra về việc xử phạt đối với Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam vì cho rằng thương vụ mua bán này không cấu thành hành vi tập trung kinh tế.

Hội đồng cạnh tranh bác đề nghị của cơ quan điều tra về việc xử phạt đối với Công ty TNHH GrabTaxi và Công ty TNHH Uber Việt Nam vì cho rằng thương vụ mua bán này không cấu thành hành vi tập trung kinh tế.

Hội đồng này lý giải, do “việc mua bán, chuyển nhượng và tiếp nhận nghĩa vụ giữa hai Công ty này không cấu thành hành vi tập trung kinh tế theo hình thức mua lại doanh nghiệp, quy định tại khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh và Điều 34 Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh.

Quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh có hiệu lực pháp luật sau ba mươi ngày kể từ ngày ký. Nếu trong thời hạn đó, Quyết định của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh không bị khiếu nại, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp phí xử lý vụ việc vào ngân sách nhà nước.

Hồi giữa tháng 5, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã ban hành quyết định điều tra chính thức vụ tập trung kinh tế giữa Grab và Uber tại thị trường Việt Nam.

Trước đó, đơn vị này đã tiến hành điều tra sơ bộ và kết quả cho thấy, việc tập trung kinh tế giữa hai doanh nghiệp gọi xe khiến thị phần vượt ngưỡng 50% nên có dấu hiệu vi phạm quy định về tập trung kinh tế theo Luật Cạnh tranh 2004.

Theo quy định Luật Cạnh tranh, trường hợp thị phần kết hợp của các bên chiếm từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan mà không thông báo cho cơ quan cạnh tranh trước khi thực hiện, doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế sẽ bị phạt tiền đến 10% tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm. Nếu vượt quá 50% thì giao dịch có khả năng bị cấm thực hiện.

Tuy nhiên, khi đó, GrabTaxi gửi văn bản giải trình cho biết, thị phần kết hợp của Grab và Uber trên thị trường liên quan tại Việt Nam thấp hơn 30%. Đồng thời, Grab cho rằng các bên tham gia giao dịch "không phải thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành và hoàn tất tại Việt Nam".

Cuối tháng 3/2018, Grab thâu tóm lại toàn bộ hoạt động của Uber tại thị trường Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Đổi lại, Uber trở thành cổ đông sở hữu 27,5% cổ phần của Grab.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vụ Grab mua Uber tại Việt Nam: Không phạm Luật Cạnh tranh tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715007498 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715007498 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10